Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, nâng cao năng lực nông dân. Cần tích cực hoàn thiện hoạt động trong hợp tác công tư. Giá mãng cầu cao kỷ lục nông dân thắng lớn. Thái Bình tích tụ được gần 6.000ha đất nông nghiệp phục vụ sản xuất lớn.
KHƠI DẬY TIỀM NĂNG SÁNG TẠO, NÂNG CAO NĂNG LỰC NÔNG DÂN
Nhằm mục tiêu chung tayxoá đói, giảm nghèo bền vững chongười nông dân và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, sáng 16/3, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới (Bộ NN-PTNT) và Quỹ thiện tâm (Tập đoàn Vingroup) Ký Thoả thuận hợp tác phát triển các mô hình nông nghiệp, nông thôn điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới.Thoả thuận hợp tác 3 bên gồm 3 nội dung chính là: Hợp tác trong đào tạo, tập huấn; trong hoạt động xây dựng mô hình khuyến nông và trong các hoạt động khác như thông tin truyền thông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Cho rằng nông dân là lực lượng nền tảng của xã hội Việt Nam, Phát biểu tại buổi lễ Thứ trưởng Bộ NN-PTNTTrần Thanh Namnhấn mạnh việc ký kết hợp tác giữa 3 bên phải xây dựng được các mô hình, nâng cao năng lực cho nông dân, khơi dậy được tiềm năng sáng tạo trong sản xuất, khai thác sản phẩm đặc sản của từng địa phương, nâng cao chất lượng đời sống nông dân nhờ sản xuất nông nghiệp.
CẦN TÍCH CỰC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRONG HỢP TÁC CÔNG TƯ
Sáng 16/3, Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức Hội nghị “thúc đẩy hợp tác công tư trong công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”. Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, hoạt động hợp tác công tư (PPP) đã được ngành nông nghiệp thủ đô chú trọng đẩy mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, để hoạt động này đi vào thực chất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp nói riêng, xã hội nói chung, các bên tham gia phải tích cực hoàn thiện hoạt động của mình.Cụ thể, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn, chất lượng; phát triển chuỗi giá trị ngành hàng. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết với các HTX, hộ chăn nuôi; hoàn thiện sản phẩm về mọi mặt, đảm bảo truy suất nguồn gốc... để tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị.
GIÁ MÃNG CẦU CAO KỶ LỤC NÔNG DÂN THẮNG LỚN
Là vùng trồng lớn nhất cả nước với diện tích khoảng 5.100 ha nhưng hiện nay nguồn cung mãng cầu Tây Ninh đang không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Nguồn cung khan hiếm khiến giá bán mãng cầu của địa phương này đang cao kỷ lục.Mãng cầu loại I hiện được mua tại vườn với giá giao động 45.000 – 50.000 đồng/kg, tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/kg. Trước đó 1 tháng, thậm chí giá loại mãng cầu này lên đến 70.000 đồng/kg.Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh, nguyên nhân giá mãng cầu tăng là do diễn biến thời tiết thất thường, mưa liên tục khiến một số diện tích mãng cầu vùng thấp trũng ngập úng chết khiến diện tích suy giảm. Ngoài ra, thời điểm làm bông lại gặp hiện tượng nắng nóng kéo dài, tỷ lệ phân hóa mầm hoa kém kiến năng suất một số vườn suy giảm.
THÁI BÌNH TÍCH TỤ ĐƯỢC GẦN 6.000HA ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT LỚN
Bằng nhiều hình thức khác nhau, những năm gần đây các hộ dân ở tỉnh Thái Bình đang thực hiện việc tích tụ ruộng đất có quy mô đủ lớn để tập trung đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất lúa chất lượng và lúa hàng hóa.Theo số liệu, hiện trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có hơn 1.700 hộ dân tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn với tổng diện tích đạt 5.676ha. Hầu hết hình thức tích tụ là cho nhau mượn ruộng, rồi trả tiền dịch vụ cho Hợp tác xã nông nghiệp; chỉ một bộ phận nhỏ hộ dân thực hiện việc thuê ruộng để sản xuất. Hướng đi này bước đầu giúp nhiều hộ dân trồng lúa có lợi nhuận cao hơn. Tại một số địa phương, hộ dân sản xuất lúa trên quy mô lớn (2ha trở lên) đã cho lãi thấp nhất từ 300-400 nghìn đồng/sào/vụ và cao nhất dao động từ 500-700 nghìn đồng/sào/vụ.