Để tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, trái cây muốn xuất khẩu phải tuân thủ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, không dùng thuốc trong danh sách cấm.
Khuyến nghị của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho ngành trái cây Việt Nam
Để tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, trái cây muốn xuất khẩu phải tuân thủ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, không dùng thuốc trong danh sách cấm.
Trái cây Việt Nam có nhiều lợi thế và cơ hội tại thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt khi nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với trái cây nhiệt đới và ngoại nhập ngày càng tăng cao. Đến nay, nước ta được cấp quyền xuất khẩu 7 loại hoa quả tươi, gồm xoài, nhãn, vải thiều, thanh long, chôm chôm, vú sữa, bưởi.
Để tăng cường sự hiện diện của trái cây Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, ngay từ khâu trồng trọt, trái cây muốn xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chăm sóc, bảo quản và không dùng thuốc trong danh sách cấm.
Ông James Yi, Tùy viên Nông nghiệp của Đại sứ quán Hoa Kỳ đưa ra một số đề xuất. Ông cho rằng, Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng trái cây, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ.
Ông James Yi, Tùy viên Nông nghiệp của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
“Chất lượng là yếu tố then chốt để thành công trên thị trường toàn cầu. Việt Nam đã và đang nâng cao tiêu chuẩn chất lượng trái cây thông qua cải thiện phương pháp canh tác, xử lý sau thu hoạch và tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm quốc tế”.
“Để mở rộng sự hiện diện tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam cần tập trung cải thiện chất lượng trái cây, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ, xây dựng mạng lưới tiếp thị và phân phối mạnh mẽ, đồng thời thiết lập quan hệ đối tác với các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ.”
Hoa Kỳ là thị trường có quy chuẩn khắt khe đối với vệ sinh và kiểm dịch thực vật. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đề cao nước ta đã nỗ lực cải thiện ngành hàng trái cây thời gian qua.
Nếu tuân thủ các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt, giữ trang trại sạch sẽ, giám sát sâu bệnh thường xuyên và làm việc với chính quyền địa phương để đảm bảo an toàn và vệ sinh, nông dân Việt Nam sẽ duy trì các hoạt động xuất khẩu hiệu quả.
Ông John Hurley, Giám đốc Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS)
“Đối với nông dân muốn xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ, việc giám sát sâu bệnh trên trang trại của mình. Đây là điều vô cùng quan trọng, các quốc gia không muốn lây lan sâu bệnh vì chúng là mối đe dọa lớn đối với nông nghiệp.”
Yêu cầu đối với tất cả trái cây tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là chúng phải được chiếu xạ, đây là phương pháp xử lý trái cây để giảm thiểu sâu bệnh trên trái cây”.
Theo Giám đốc Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS), nỗ lực xuất khẩu trái cây sang Việt Nam là một phần trong chính sách “ngoại giao trái cây” của Hoa Kỳ.
“Ngoại giao trái cây” góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Khi mở cửa thị trường mới, nông dân Việt Nam được khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy sự bền vững về môi trường và phát triển nông thôn.