Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã vươn lên làm giàu, trở thành “tỷ phú” nhờ nuôi tôm bằng công nghệ cao, công nghệ sinh học.
Vài năm trở lại đây, thực hiện phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã vươn lên làm giàu, trở thành “tỷ phú” với doanh thu hàng năm đạt trên 1 tỷ đồng.
Như thường lệ, mỗi quý một lần, những thành viên trong câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú TP Bến Tre” lại họp mặt, cùng nhau bàn chuyện liên kết sản xuất, kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất. Với 20 thành viên từ những ngày đầu thành lập vào năm 2018, đến nay đã lên đến trên 50 thành viên. Điểm chung ở tất cả thành viên đều dân thành công với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học vào ao nuôi.
Phát biểu Ông TRẦN VĂN VŨ – Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre: “Bây giờ mình nuôi theo mô hình sinh học Bồ Đề hiệu quả kinh tế vượt trội hơn gấp 2 lần. Theo cảm nhận làm nghề của tôi, sinh học Bồ Đề có tác nhân thúc đẩy cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi của mình giúp cho mình quản lý môi trường nước rất tốt”.
Từ hiệu quả trong việc quản lý môi trường nước ao nuôi, giúp tôm tăng trưởng khỏe mạnh, năng suất cao, các sản phẩm công nghệ sinh học ngày càng được nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện Ba Tri ứng dụng và nhân rộng.
Phát biểu ông LAO VĂN TRƯỜNG – Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Bến Tre: “Khi ứng dụng tôm công nghệ cao, áp dụng chế phẩm sinh học của các Công ty như Bồ Đề group, CP nói chung rất thành công. Xử lý ao nuôi, thức ăn các thứ, chăm sóc tôm lớn nhanh và Bến Tre hiện nay cũng có những vuông tôm, cá nhân nuôi tôm đạt chất lượng rất cao”.
Từ những thành công trên đã tạo đà cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng và vùng ven biển ĐBSCL nói chung tiếp tục mạnh dạn đầu tư và tăng dần diện tích, phát triển nghề nuôi tôm bền vững, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, sự đồng hành hỗ trợ của các doanh nghiệp góp phần cải tiến kỹ thuật, mang các phương pháp mới phòng trị bệnh hiệu quả, nuôi theo công nghệ sinh học giúp nông dân yên tâm phát triển và làm giàu.
Phát biểu Bà NGUYỄN THỊ HẰNG, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Bồ Đề: “Hiện nay chúng tôi rất vinh hạnh khi được Bộ giao tham gia vào vùng nguyên liệu, xây dựng vùng nguyên liệu tôm lúa hữu cơ tại ĐBSCL tại 3 tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng và chúng tôi đang thực hiện bước đầu phát triển theo như cơ quan chuyên môn đánh giá, ngành khuyến nông địa phương đánh giá khá tốt trong giai đoạn này”.
Trong bối cảnh, lạm dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thương phẩm được xem là giải pháp đưa ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển ổn định và mang tính bền vững. Qua đó nâng cao chất lượng cho con tôm Việt Nam, vượt qua rào cản kỹ thuật, đưa xuất khẩu tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.