| Hotline: 0983.970.780

Liên kết để nuôi ‘tôm sạch’ trên cát theo hướng bền vững

Thứ Tư 19/10/2022 , 16:31 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Việc người dân liên kết với doanh nghiệp, từ khâu nuôi trồng, thu mua sản phẩm theo hướng an toàn sinh học giúp con tôm nuôi có chỗ đứng tại các thị trường Âu, Mỹ.

Tôm nuôi theo hướng an toàn sinh học và đạt yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm nên nông dân rất yên tâm về đầu ra. Ảnh: CĐ.

Tôm nuôi theo hướng an toàn sinh học và đạt yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm nên nông dân rất yên tâm về đầu ra. Ảnh: CĐ.

Những năm qua, xuất khẩu sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam tuy đã có những bước phát triển đột phá, nhưng không ít doanh nghiệp ngành tôm cho rằng thị trường xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, giá sản phẩm tôm ở Thừa Thiên - Huế và các tỉnh khu vực miền Trung luôn được được các doanh nghiệp chuyên chế biển thủy sản xuất khẩu thu mua cao hơn các vùng nuôi khác trên cả nước, bởi chất lượng vượt trội của tôm nuôi vùng này.

Là một trong những hộ tiên phong liên kết với doanh nghiệp để nuôi “tôm sạch” xuất khẩu, ông Hoàng Văn Nhung, trú xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định chuyển đổi 2 ha diện tích nuôi tôm theo phương pháp truyền thống ao vuông sang mô hình nuôi tôm ao tròn.

Theo ông Nhung, ưu điểm vượt trội của mô hình này là vấn đề xử lý nguồn nước qua hệ thống ao lắng lọc, áp dụng quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn, hạn chế thấp nhất rủi ro do dịch bệnh, tôm được nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đặc biệt, nếu tôm nuôi đạt được những tiêu chuẩn khắt khe đặt ra thì doanh nghiệp sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm nên nông dân rất yên tâm về đầu ra.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh tại khu vực miền Trung, từ hơn 10 năm trước, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến tôm tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Mỗi năm nhà máy cần công suất tối đa khoảng 12 ngàn tấn tôm nguyên liệu để xuất khẩu sang các thị trường ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Theo đại diện Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế, hiện nay dù nguồn tôm nguyên liệu trên thị trường khá dồi dào, nhưng với các phân khúc thị trường có tiêu chuẩn khắt khe như các nước Âu, Mỹ…thì không phải nguồn tôm nuôi nào cũng đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là về vấn đề dư lượng kháng sinh và chất cấm trong con tôm.

Những Farm nuôi tôm áp dụng công nghệ cao với quy trình chặt chẽ luôn được doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa để liên kết sản xuất. Ảnh: CĐ.

Những Farm nuôi tôm áp dụng công nghệ cao với quy trình chặt chẽ luôn được doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa để liên kết sản xuất. Ảnh: CĐ.

Để sản phẩm tôm xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường, những Farm nuôi tôm áp dụng công nghệ cao với quy trình chặt chẽ luôn được ưu tiên chọn lựa doanh nghiệp. Tại khu vực miền Trung, công ty cũng đã thu mua với giá cả cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước từ 2-3 ngàn/kg. Nếu nông dân liên kết với công ty để tạo ra con tôm sạch về mặt sinh học để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ thì công ty sẽ bao tiêu 100% sản phẩm.

Anh Phạm Nhật Đế, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế cho biết: Con tôm nuôi trên cát ở khu vực miền Trung có chất lượng cảm quan màu sắc rất đẹp so với con tôm chung cả nước. Ngoài ra vấn đề hương vị thịt vị của con tôm rất thơm ngon, đáp ứng mong muốn của các thị trường trên thế giới.

“Hiện tại bây giờ nhiều đơn vị thu mua để xuất khẩu gặp một số khó khăn chẳng hạn như size tôm, số lượng, nghiêm trọng hơn nữa là vấn đề xử lý hóa chất và kháng sinh trong tôm. Tuy nhiên với Farm nuôi công nghệ cao như thế này cho ra những lứa tôm đảm bảo chất lượng và mẫu để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu”, ông Đế cho biết.

Việc chuyển đổi nuôi tôm theo phương pháp truyền thống ao vuông sang mô hình nuôi tôm ao tròn được người dân miền Trung ưu tiên lựa chọn. Ảnh: CĐ.

Việc chuyển đổi nuôi tôm theo phương pháp truyền thống ao vuông sang mô hình nuôi tôm ao tròn được người dân miền Trung ưu tiên lựa chọn. Ảnh: CĐ.

Trên thực tế, thời gian qua, việc liên kết với doanh nghiệp, từ khâu nuôi trồng đến thu mua sản phẩm, sản phẩm tôm nuôi tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung đã đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các  các thị trường Âu, Mỹ.

Một khi sản phẩm tôm nuôi có đầu ra bền vững, sẽ dần làm thay đổi nhận thức của nông dân, hướng đến xây dựng một nền nuôi trồng thủy sản năng suất, hiệu quả và an toàn gắn với khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của vùng cát ven biển Thừa Thiên - Huế.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.