Lão nông bảo tồn và phát triển hàng chục giống lúa mùa bản địa. Cấp cứu kịp thời ngư dân bị tai biến khi đang đánh cá trên biển. Hơn 10ha tôm tại Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng. Chờ tin vui từ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.
Lão nông bảo tồn và phát triển hàng chục giống lúa mùa bản địa
Văn Vũ sx
Sau nhiều năm tìm tòi và ngiên cứu, ông Lê Quốc Việt tại thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã phục tráng, bảo tồn được hơn 40 giống lúa mùa quý hiếm của miền Tây.
Với 2,5ha đất, ông Việt trồng tất cả các loại lúa mùa bản địa của miền Tây gần như đã thất truyền như Thần Nông 5 (IR5), Thần Nông 8 (IR8), Tào Hương, Châu Hồng Vỏ, Sa Quay, Một Bụi, Móng Chim Rơi và Nàng Thơm cồn Vĩnh Quới. Mỗi năm, ông xuất ra thị trường khoảng 20 - 30 tấn lúa mùa. Trong đó, giống Móng Chim Rơi, Móng Chim Vàng đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Tại ruộng lúa ông thả bèo hoa dâu làm phân hữu cơ, cho vịt và chim săn bắt sâu bọ, không áp dụng cơ giới hóa cũng không, mọi công đoạn đều làm bằng tay cấy mạ bằng nọc để việc trồng lúa mùa giống với cách trồng ngày xưa.
Cấp cứu kịp thời ngư dân bị tai biến khi đang đánh cá trên biển
Tâm Phùng- Tâm Đức
Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh (thuộc Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) cho biết, vừa phối hợp với Hải đội 2, tiếp nhận và chuyển thương một ngư dân bị tai biến khi đang khai thác thủy sản trên biển.
Theo đó, vào lúc 10 giờ 30 ngày 5/7, ông Nguyễn Minh Tây (trú ở xã Phổ Thạch, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), là thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 98191TS báo khẩn, trên tàu có 5 người đang hoạt động khai thác thủy sản tại tọa độ cách cửa Gianh khoảng 21 hải lý về phía Đông. Khi các ngư dân đang làm việc thì ông Lê Phương (sinh năm 1976, cùng quê Quảng Ngãi), kêu đau đầu, khó thở và kèm theo triệu chứng méo mồm, liệt tay chân. Tàu đang trên đường chạy vào bờ, thuyền trưởng đề nghị đơn vị hỗ trợ.
Nhận thông tin, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh đã chỉ đạo Trạm kiểm soát tiếp tục giữ liên lạc, quân y hỗ trợ tư vấn xử lý ban đầu. Đồng thời, thông báo Hải đội 2 cử lực lượng phối hợp hỗ trợ.
Khi ngư dân Lê Phương vào bờ, bác sỹ quân y đã thăm khám và khẩn trương đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện Hưu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới nên đã qua cơn nguy kịch.
Hơn 10 ha tôm tại Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng
Thanh Nga sx
Từ đầu tháng 6/2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện nhiều đợt nắng nóng găy gắt kéo dài khiến cho môi trường tại các vùng nuôi tôm thẻ chân ở các huyện Lộc Hà, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh biến đổi đột ngột.
Hình thái thời tiết bất lợi kết hợp mầm bệnh tồn dư trên ao hồ đã làm 10 ha tôm của một số hộ ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà; xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh và xã Kỳ Hải, Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh nhiễm bệnh đốm trắng. Theo dự báo, thời gian tới nắng nóng tiếp tục tiếp diễn, do đó ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo các hộ nuôi tôm theo dõi chặt chẽ khả năng sinh trưởng phát triển của tôm, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chờ tin vui từ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc
Minh Phúc khai thác
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thông tin năm 2023, Trung Quốc chi khoảng 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh nên khả năng năm đầu tiên tham gia thị trường Trung Quốc, Việt Nam có thể xuất được 300 - 500 triệu USD/năm.
Cũng theo ông Đặng Phúc Nguyên, "Tương lai, Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu sầu riêng đông lạnh tách múi để dùng cho chế biến vì giảm chi phí vận chuyển do loại bỏ vỏ từ đầu nguồn. Doanh nghiệp Việt xuất khẩu sản phẩm đông lạnh cũng đỡ áp lực trong tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật (các sinh vật có nguy cơ gây hại đi kèm quả tươi) và có thể bán vào sâu trong nội địa Trung Quốc nhờ thời gian bảo quản dài.