| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa thông minh, nông dân lãi 36 triệu đồng/ha

Thứ Tư 03/07/2024 , 17:47 (GMT+7)

HẬU GIANG Mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ kết hợp đo lường giảm phát thải giúp giảm chi phí, năng suất đạt 8 tấn/ha, nông dân lãi 36 triệu đồng/ha.  

Mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ giúp giảm phát thải, bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình canh tác giảm lượng nước, giảm số lần bón phân và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Tuấn Phát.

Mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ giúp giảm phát thải, bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình canh tác giảm lượng nước, giảm số lần bón phân và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Tuấn Phát.

Ngày 3/7, Hợp tác xã Tân Long (xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang) phối hợp với Công ty Cổ phần Net Zero Carbon và một số doanh nghiệp liên quan tổ chức hội nghị tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ (AWD) kết hợp đo lường và thu mua báo cáo giảm phát thải.

Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Tân Long trong vụ lúa hè thu 2024, gieo sạ giống lúa OM18 với diện tích 4,2ha để so sánh với ruộng đối chứng là 1ha canh tác theo theo phương pháp truyền thống của nông dân địa phương.

Theo đó, khi tham gia mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ, nông dân thực hiện chặt chẽ 9 công đoạn của quy trình canh tác lúa thông minh và được theo dõi, quản lý bởi vệ tinh của Công ty Spiro Carbon. Sau hơn 3 tháng thực hiện, lúa trong mô hình đã đến vụ thu hoạch.

Qua đánh giá của đơn vị triển khai, mô hình mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho nông dân. Cụ thể, năng suất lúa trong mô hình đạt gần 8 tấn/ha, chi phí đầu tư gần 22 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được hơn 36 triệu đồng/ha. Trong khi đó, ruộng đối chứng canh tác theo phương thức truyền thống năng suất chỉ đạt gần 6 tấn/ha, chi phí đầu tư hơn 24,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được gần 20 triệu đồng/ha.

Mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nhà dân. Ảnh: Tuấn Phát.

Mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nhà dân. Ảnh: Tuấn Phát.

Ngoài tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận cho nhà nông dân, mô hình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ còn góp phần giảm phát thải, bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình canh tác giảm lượng nước, giảm số lần bón phân và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Tại buổi khảo sát thực tế đồng ruộng, nhiều nông dân đánh giá ruộng thực hiện mô hình hạt lúa có màu vàng óng, tỷ lệ lúa bị đổ ngã ít, hạt lép trên bông cũng ít hơn rất nhiều so với ruộng đối chứng.

Từ những kết quả đạt được, nông dân trong và ngoài mô hình sẽ làm cơ sở để tiếp tục nhân ruộng trong những vụ lúa tiếp theo.

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...