Để giúp người dân hạn chế việc đốt rơm, rạ, doanh nghiệp Phương Đông đã hỗ trợ miễn phí chế phẩm vi sinh cho hơn 1.000ha lúa, với kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng.
Hỗ trợ miễn phí chế phẩm vi sinh cho hơn 1.000ha lúa tại ĐBSCL
Xưa nay sau khi thu hoạch lúa người dân là thường đốt rơm rạ nên rây ô nhiễm môi trường và làm đất ruộng bị chai, cứng và mất đi độ phì nhiêu. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khi đất mất đi độ phì nhiêu thì khi canh tác lúa vụ sau người dân sẽ phải sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc hóa học để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, không chỉ tốn nhiều chi phí mà còn rây ra nhiều hệ lụy cho đồng ruộng và môi trường xung quanh.
PGS.TS NGUYỄN KHỞI NGHĨA - Phó trưởng Bộ môn Khoa học đất, Trường Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ: “Việc đốt rơm rạ chúng ta thấy là khi mà chúng ta đốt nó ảnh hưởng đến môi trường đất, nó sẽ giết chết mầm bệnh hay côn trùng rây hại nó lưu tồn trong ruộng lúa chúng ta ở vụ trước, tuy nhiên nó sẽ giết luôn những nhóm sinh vật và thiên địch có lợi cho lúa”.
Để giúp người dân hạn chế việc đốt rơm, rạ, thời gian qua Công ty Cổ phần Hữu cơ Sinh Học Phương Đông đã hỗ trợ miễn phí chế phẩm vi sinh cho hơn 1000ha lúa, với kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng. Qua thời gian triển khai chế phẩm vi sinh vào đồng ruộng đã được người dân các tỉnh ĐBSCL tích cực hưởng ứng và áp dụng.
Ông NGUYỄN VĂN THÍCH – Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Long, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang: “Trước đây rơm, rạ này là phế phẩm nhưng chúng ta chưa tận dụng được nên thường đốt đi, giờ nhờ chủng loại chế phẩm vi sinh này nên chúng ta giữ lại được chất hữu cơ cho đất…”
Ông TRẦN LÊ TUẤN – Giám đốc Công ty Cổ phần Hữu cơ Sinh học Phương Đông: “Chế phẩm vi sinh nó có công dụng tránh đi việc đốt đồng, tiết kiệm phân bón cho bà con, đồng thời làm giảm áp lực sâu bệnh, giúp cây lúa được khỏe mạnh hơn, góp phần thành công Đề án 1 triệu ha nhà nước đề ra..”
Hiện tại, tỉnh Hậu Giang đang xây dựng mô hình trồng lúa giảm phát thải theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ NN-PTNT đang triển khai, trong đó việc thực hiện quy trình phân hủy rơm rạ là rất quan trọng. Vì vậy, việc người dân địa phương được hỗ trợ chế phẩm vi sinh trong canh tác lúa sẽ góp phần vào thành công chung khi thực hiện đề án trong thời gian tới.
Phát biểu Ông NGUYỄN THÀNH LUÂN - Quản lí vùng sản xuất Liên hiệp lúa gạo Xà No Mekong: “Hiện nay Đề án 1 triệu ha Bộ Nông nghiệp đang triển khai thì vi sinh là một trong những sản phẩm mang lại giả pháp để giảm chi phí, cải tạo đất và môi trường, giúp cho chương trình giảm phát thải của bộ hiệu quả hơn”
Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng các giải pháp kỹ thuật được ngành nông nghiệp khuyến cáo như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” hoặc chế phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ làm phân bón hữu cơ. Từ đó đất quay lại đúng trạng thái ban đầu, giúp nông dân đã giảm được chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, góp phần tăng lợi nhuận ở cuối vụ.