Mô hình nông nghiệp tuần hoàn giúp tận dụng nguồn phụ phẩm, hạn chế tối đa chất thải ra môi trường, tăng thêm hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị đất canh tác.
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp,lợi nhuận cao
Trước đây sau khi thu hoạch lúa xong thay vì đốt hoạch bỏ đi thì hiện nay nhờ thiết bị cơ giới nên rơm được cuộn lại, sau đó được người dân bán đi kiếm thêm thu nhập hoặc sử dụng phục cho sản xuất nông nghiệp.
Phát biểu PGS.TS NGUYỄN KHỞI NGHĨA – Phó trưởng Khoa Khoa học Đất, Trường Nông nghiệp, ĐH Cần Thơ “Chúng ta tái sử dụng lại để chúng ta tạo ra một sản phẩm mới có giá trị tốt hơn, thậm chí chúng ta có thể bán hoặc sản xuất để trồng cây...hoặc nếu có lượng lớn thì làm thương mại có thêm thu nhập thì đây là cách làm rất tốt về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất đai và cây trồng của chúng ta”.
Ông Phạm Văn Hùng xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, trước đây rơm trên đồng ruộng sau khi thu hoạch ông thường kéo lên bờ ruộng hoặc đốt bỏ, thì hiện nay ông đã tận dụng nguồn rơm có sẵn để trồng nấm rơm để bán, đem lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Phát biểu Ông PHAM VĂN HÙNG - Xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang: “Hồi trước mình cắt xong rồi mình mới mướn phát, rồi đốt, nhưng do nhà gần ruộng nó bay vô nhà rất dơ không xài nước mưa được. Còn bây giờ mình lấy rơm vô làm nấm nên không có đốt đồng khói bay rây ô nhiễm còn có lợi nhuận. Thành ra lợi đủ cách do nhà mình gần ruộng mình thiết kế làm vậy lợi đủ thứ”.
Ngoài ra, sau khi thu hoạch hết nấm rơm lượng rơm phế phẩm sẽ được ông Hùng sử dụng để ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Với cách làm tuần hoàn này đã giúp ông giảm được chi phí mua phân bón hóa học, mà khi dung phân hữu cơ từ rơm sẽ giúp đất tăng thêm độ màu .
Phát biểu Ông PHAM VĂN HÙNG - Xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang: (Từ cây SaPo qua cây ổi tôi dùng phân này nên không cần sử dụng phân hóa học do nó dư phân luôn…….. Mình đưa vô 1 gốc cây mình đưa 3,4 xe rùa vô 1 gốc cách 4-5 tháng sau mình đưa vô 1 lần nữa là không cần sử dụng phân gì hết, nó tốt xanh đen, tôi là từ trồng ổi rồi trồng cây sa bô sau nầy không có sài phần kia nó dư lượng phân rồi đâu sài phân kia chi còn dư bán nữa mà.)
Hiện nay tại Hậu Giang mô hình kinh tế tuần hoànđang phát triển mạnh tại các huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ và Phụng Hiệp. Ngoài việc tận dụng rơm sau thu hoạch để trồng nấm rơm và làm phân hữu cơ thì rơm rạ còn được người dân tận dụng để nuôi bò và nuôi trùng quế bán thương phẩm và phục vụ nuôi thủy sản.
Phát biểu Bà LỮ THỊ NHẬT HẰNG - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Nuôi trùng để cho cá ăn, rơm thì trồng nấm rồi dung làm giá thể đẻ cho trùng rồi dung làm bón phân cho cây. Hiện tại đã ra được nấm rơm, gà, trùng cũng bán ra thị trường rồi để bà con bón cây”
Phát biểu Ông VÕ XUÂN TÂN - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang: ( Hiện nay ngành nông nghiệp đang khuyến cáo người dân phát triển nông nghiệp theo hướng tuần hoàn đây cũng là chuỗi mắc xích của kinh tế tuần hoàn, sau khi trồng nấm rơm xong có rơm phế phẩm mình tiếp tục ủ lại thành phân bón ngược lại cây ăn trái hoa màu có một số điểm người ta bón cho cỏ rồi nuôi bò... có một số điểm người ta đã làm như vậy).
Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn. Năm 2022, từ nguồn kinh phí khuyến nông đặc thù, tỉnh Hậu Giang đã hỗ trợ 50% kinh phí mua con giống, vật tư, thiết bị để xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn cho 16 hộ dân. Năm 2023, tỉnh tiếp tục dành khoảng 3 tỷ đồng kinh phí từ Ðề án phát triển nông nghiệp bền vững và kinh phí khuyến nông của tỉnh để hỗ trợ thêm 10 hộ dân phát triển mô hình.