Tồn tại và phát triển gần một thế kỷ qua, nghề làm nem ở huyện Lai Vung vẫn không ngừng phát triển, giữ được nét đặc trưng và mới đây, nghề này chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
"Nem Lai Vung" Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tồn tại và phát triển gần một thế kỷ qua, "Nghề làm nem Lai Vung" ở huyện Lai Vung không ngừng phát triển nhưng vẫn giữ được nét đậm nét đặc trưng của người Đồng Tháp. Và mới đây, nghề này chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Từ lâu, khi nhắc đến vùng đất Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp thực khách gần xa đều biết là xứ sở của nem, bởi nghề làm nem đã tồn tại gần một thế kỷ qua.
Theo lời kể của các cụ cao niên, người đầu tiên nghĩ và làm ra món nem Lai Vunglà bà Nguyễn Thị Mặn ở ấp Tân Khánh, xã Tân Thành.
Nem chủ yếu được bà Tư làm để cúng trong các dịp lễ giỗ, Tết. Bà con trong vùng ăn thử thấy ngon, lạ miệng nên tìm đến bà Tư học nghề làm Nem mang ra chợ bán. Dần dần theo chân những người bán vào các bến xe, bến phà và ra khắp các tỉnh miền Tây.
Theo thời gian, từ món ăn chơi nem Lai Vung đã trở thành đến đặc sản nức tiếng một vùng, mang đậm giá trị vật chất, tinh thần của người dân địa phương.
Ông Võ Hoàng Cương – Bí thư Huyện ủy, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Nghề làm nem đã tồn tại ở xứ sở này gần một thế kỷ qua, trước đó người ta chỉ làm thủ công. Sau này, người ta đã ứng dụng các công nghệ để cân đo, đếm, xoay thịt, giúp quy trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn. Hương vị và chất liệu theo công thức được nghiên cứu khoa học, đảm bảo giá trị dinh dưỡng và khẩu vị đặc thù tại địa phương.
“Lai Vung là xứ lạ lùng
Nem chua mà ngọt thơm lừng mà say”
Câu thơ trên đã phần nào khái quát được hươngvị độc, lạ của món Nem Lai Vung, không chỉ bởi hương vị chua, cay, giòn, ngọt hài hòa đặc trưng mà còn bởi hình thức bao gói gọn đẹp, màu sắc bắt mắt làm sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết du khách khi đến với miền Tây.
Theo những nghệ nhân, nguyên vật liệu để chế biến món nem Lai Vung, gồm: thịt heo, da heo, lá vông, lá chuối, dây chuối, kết hợp cùng một số gia vị phổ biến trong chế biến thức ăn hằng ngày như tiêu, tỏi, ớt… lên men tự nhiên.
Từng công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay và sự tinh tường của khối óc sáng tạo… đến mức được xem như thứ nghệ thuật.
Bởi ngay cả việc chọn nguyên liệu cũng đòi hỏi sự tinh tường tạo nên hương vị đặc trưng riêng của người Lai Vung, không chỉ về hương vị mà còn cả tình người trong mỗi chiếc nem.
Cơ sở nem Hoàng Khánh Nem Lai Vung: Bên cạnh việc làm ngon, nắn nót vị, quá trình gói chiếc nem cũng được chăm chút. Mà còn là cách để người làm nem thể hiện tình người của mình qua từng sản phẩm.
Trên địa bàn huyện Lai Vung hiện có hơn khoảng 20 cơ sở sản xuất nem, tạo ra sản lượng hàng trăm ngàn chiếc mỗi ngày, với giá trị ướt tính đạt trên 60 tỉ đồng/năm. Nghề làm nem không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn đem đến giá trị tinh thần đối với người Lai Vung. Và mới đây, nghề làm Nem Lai Vung đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Điều này không chỉ là niềm vinh dự của người dân huyện Lai Vung nói riêng, mà còn là niềm tự hào của tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Huỳnh Ngọc Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung Mình rất tự hào vì nem Lai Vung đã được công nhận như vậy. Bởi vì đã nhận được sự công nhận, tiếng của nem Lai Vung sẽ trở nên phổ biến rộng khắp hơn, từ đó nghề làm nem cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Mục tiêu là để nem Lai Vung có thể được biết đến và ưa chuộng ở mọi nơi, làm cho nghệ nhân trong ngành nghề này có thêm cơ hội và động lực để phát triển sự nghiệp.
Cũng theo Bí thư Huyện ủy, huyện Lai Vung để giữ vững thương hiệu nem Lai Vung, thời gian tới chính quyền huyện Lai Vung tiếp tục quan tâm hỗ trợ và yêu cầu các cơ sở làm nem không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Trong đó, đặt chữ tín, chất lượng sản phẩm lên trên lợi nhuận kinh tế để nem Lai Vung có chỗ đứng vững chắc trong lòng thực khách gần xa.