Các địa phương cần tăng cường biện pháp để ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ biên giới vào nội địa tiêu thụ để ngành chăn nuôi trong nước ổn định.
Ngăn chặn con giống nhập lậu qua đường biên giới vào Việt Nam
Lịch sử ngành chăn nuôi trong nước đã chứng kiến những đại dịch làm khuynh đảo ngành chăn nuôi. Điển hình là thời điểm năm 2003, 2004, dịch cúm gia cầm xảy ra đã khiến hơn 60 triệu con gia cầm phải tiêu hủy, gần 50 người chết, thiệt hại 0,5% GDP.
Năm 2019 và năm 2020, cả nước phải tiêu hủy hơn 6 triệu con lợn do dịch tả lợn châu Phi bùng phát. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đều lây lan qua đường biên giới.
Trước đó theo ghi nhận của phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam, tại chợ đầu mối giống gia cầm Đại Xuyện, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, mỗi ngày có hàng vạn con giống nhập lậu qua đường biên giới được các cơ sở kinh doanh bán cho người chăn nuôi.
Phỏng vấn hộ dân kinh doanh.
Vịt pha ngan đây này?
Phóng viên: Nhưng đây cũng là hàng Tàu chứ?
Hàng tàu tất.
Nhà em nói chung là hàng Tàu.
Còn tại chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên tuyến quộc lộ 1A trước khi vào chợ con giống gia cầm Đại Xuyên, dù đã có đầy đủ chức năng thẩm quyền để kiểm tra hàng hóa trước khi vào chợ, thế nhưng những chiếc xe chở con giống gia cầm nhập lậu từ huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương này không hề bị kiểm tra, mà có bị kiểm tra thì vẫn được đi tiếp.
Phỏng vấn hộ kinh doanh.
Bọn mình thì thường thường đóng luật theo năm, đóng luật theo năm thì nó rẻ hơn, mình thường thường đóng 10 triệu một năm.
Làm luật liên tục mà, bọn em đóng luật luôn cả một năm, chỉ cần bảo chở hàng cho Linh Đạt là đi qua luôn.
Thậm chí còn có tình trạng phải làm luật với lực lượng chức năng để qua chốt kiểm dịch động vật liên ngành để vào chợ giống gia cầm Đại Xuyên như những gì mà các trùm buôn này đã chia sẻ.
Chưa lúc nào mà tình trạng buôn bán, vận chuyển con giống gia cầm nhập lậu nóng như lúc này. Mặc dù trước đó ngày 18 tháng 5 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 426, gửi các địa phương về việc ngăn chăn con giống gia cầm phát hiệm và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua đường biên giới vào Việt Nam. Tuy nhiên gia cầm giống nhập lậu vẫn cứ vượt biên giới để vào các tỉnh nội địa làm khuynh đảo ngành chăn nuôi trong nước.
Phỏng vấn
Ông NGUYỄN VĂN TRỌNG
Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm
Ban chỉ đạo 389 phải vào cuộc chỉ đạo kịp thời, những cái ban này là ban liên ngành, hơn nữa là chính quyền địa phương phải kiểm soát chặt chẽ những việc này. Chứ con chỉ đơn phương độc mã riêng Bộ Nông nghiệp hay bộ ngành nào đấy thì rất khó kiểm soát việc này, cho nên là 389 và kể cả Trung Ương và địa phuong là đều phải vào cuộc một cách tích cực. Hơn nữa là phải ngăn chăn con giống ngay từ biên giới vì khi vào trong nước rồi nó không vào tình này nó sẽ vào tỉnh kia.
Ông NGUYỄN NHƯ SO
Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi
Trên con gà nó có rât nhiều những cái bệnh mới, ngoài những bệnh mới thì nó còn xâm nhập vào, thế rồi cộng với con virut nội địa nữa, nó trở thành một cái chủng mới nữa đâm ra cái việc gây ra những cái khó khăn cho người nông dân và các hộ nông dân, các hợp tác xã và các doanh nghiệp tham gia vào chăn nuôi để đảm bảo cái ngành hàng này vô cùng khó khăn. Chúng ta phải ngăn chặn con giống nhập lậu.
Sau khi Báo Nông ngiệp Việt Nam đăng phát loạt bài điều tra về “gia cầm giống lậu khuynh đảo ngành chăn nuôi”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên tiếp ban hành 6 văn bản gửi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05 - Bộ Công an) và Chủ tịch UBND các tỉnh đề nghị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 426.
Đặc biệt là đề nghị C05 chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của cục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng Quản lý thị trường, Hải quan, Thú y và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn con giống, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y. lập chuyên án, đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới.
Kể từ đó, nhiều vụ vận chuyển, mua bán mua con giống nhập lậu được lực lượng chức năng các tỉnh biên giới phát hiện, bắt giữ xử lý nghiêm. Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu con giống gia cầm vẫn diễn biến rất phức tạp, do nhu cầu con giống phục vụ chăn nuôi “đón sóng” nhu cầu dịp Tết tăng cao.
Nếu các địa phương, nhất là một số tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và các tỉnh, thành khác không kiểm soát chặt chẽ tình trạng gia cầm nhập lậu, thì ngành chăn nuôi sẽ khó khăn chồng chất khó khăn.
Phỏng vấn các chuyên gia và hiệp hội.
Ông NGUYỄN THANH SƠN
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam
Đặc biệt là ban chỉ đạo 389 của các địa phương hành động thế nào, có quyết liệt hay không? và để tạo ra cú hích này thì cơ quan truyền thông phải thường xuyên liên tục, và luôn gióng lên hôi chuông để chỉ ra địa phương nào để xảy ra tình trạng buôn lậu, bởi nếu không kiểm soát được thì dần dần nó sẽ giết chết ngành gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Không có nước nào có thể chấp nhận tình trạng buôn lậu cái sản phẩm để ngành sản xuất trong nước có thể phát triển được.
Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Cái vấn đề nó khó như là thuốc phiện chúng ta còn phải kiểm soát, đây là con giống vật nuôi nó không nhỏ, nó không ít được số lượng nó rất nhiều, mà nó là con vật thì nó phải sống, làm sao mà nó cho vào trong túi nó ngạt nó chết thì làm sao mà nuôi được. Thì rõ ràng là thanh thiên bạch nhật nó đi rồi còn gì. Thì tôi cho là cái này chúng ta phải tăng cường kiểm soát, không phải một cơ quan một bộ ngành nào, mà chúng ta phải vào cuộc đồng bộ.
Do đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần sự chung tay, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các lực lượng chức năng từ bộ đội biên phòng, công an, quản lý thị trường, thú y để ngăn chặn con giống gia cầm nhập lậu. Đây là một trong những yêu cầu tiên quyết để ngành chăn nuôi trong nước phát triển ổn định, bền vững.