Để mở ra con đường thương mại mới cho ngành chè Việt Nam, nhiều chuyên gia kiến nghị cần hướng sự tập trung tới giới trẻ bằng các dòng sản phẩm như trà Ô Long, bột matcha...
Ngành chè đổi mới, hướng sự tập trung đến giới trẻ
Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của nước ta hiện chỉ đạt 65% so với mức bình quân của thế giới và chỉ bằng 55% giá bình quân của chè xuất khẩu từ Ấn Độ và Sri Lanka. Nguyên nhân do phần lớn sản phẩm chỉ chế biến thô, thiếu tính đặc trưng.
Tại Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao do Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp tổ chức, các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp để phát triển con đường thương mại mới cho ngành chè Việt Nam. Trong đó, nổi bật là kiến nghị mở rộng các dòng sản phẩm phụ trợ được thị trường đón nhận như trà ô long, bột matcha.
Bà NGUYỄN THỊ NGÀ - Chủ tịch Hội chè Thái Nguyên
Phát biểu tại Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao, Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, cây chè có sự phát triển lớn, nhất là trong vòng 2 năm gần đây.
Theo đó, diện tích chè năm 2.000 chỉ đạt khoảng 70.000ha nhưng đến nay đã tăng lên đến 125.000 ha, trong khi năng suất chè năm 2005 đạt 4,9 tấn/ha hiện đã tăng lên đến 10 tấn/ha, tăng gấp hơn 2 lần.
Tuy nhiên, đa phần giá người dân được hưởng từ bán cây chè vẫn còn thấp, bình quân chỉ khoảng 6.000 đồng/kg chè búp. Trong khi đó, giá bán cây ăn quả, cà phê… đang tăng dần. Đây là vấn đề rất trăn trở của những người làm nông nghiệp.
Ông LÊ QUỐC DOANH - Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT
Theo Đại diện cục Trồng trọt, thời gian tới, ngành chè Việt Nam cần đầu tư công nghệ hiện đại, ứng dụng quy trình kỹ thuật phù hợp với từng loại đất, phát triển các sản phẩm chè đa dạng như chè Oolong, matcha và nước uống đóng chai từ chè.
Trong lĩnh vực thị trường và xúc tiến thương mại, cần đẩy mạnh thương mại điện tử và ứng dụng các công cụ kinh tế số như ngân hàng xanh, tín dụng xanh là cần thiết. Các hoạt động kết nối cung cầu, liên kết vùng sản xuất với hệ thống phân phối và tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA sẽ giúp mở rộng thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng cao giá trị ngành chè Việt Nam.