Hình thành cách đây trên 50 năm, làng nghề truyền thống hầm than ở xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách đã tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương, nhất là lao động nữ nông thôn.
Những bàn tay bỏng lửa nơi xóm hầm than Xuân Hòa
Hình thành cách đây trên 50 năm, làng nghề truyền thống hầm than ở xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách đã tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương, nhất là lao động nữ nông thôn. Tuy khác nhau về lứa tuổi, hoàn cảnh và xuất thân nhưng các cô, các chị cùng nhau san sẻ công việc nặng nhọc, tạo thêm kinh tế cho gia đình. Những đôi bàn tay bỏng lửa không làm chùn bước với nghề.
===Trôi hình làng nghề hầm than ở xã Xuân Hòa===
Dọc theo bờ sông Cái Cui và sông Kinh thuộc xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, hàng trăm lò hầm than đang hoạt động.
Hình thành cách đây trên 50 năm, Làng nghề truyền thống hầm than Xuân Hòa là một trong những làng nghề sản xuất than lớn và lâu đời nhất miền Tây. Tạo việc làm và nguồn thu nhập chính cho nhiều lao động tại địa phương. Nhất là các lao động nữ không có nghề nghiệp ổn định, bình quân từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày.
Phát biểu Bà VÕ THỊ PHƯƠNG - Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng: "Ra than, xúc bụi đổ vô bao, hốt than cục đổ ra đống, chất than lên xe. Cũng có nhiều người làm như mình, nói chung ai làm công việc gì được thì làm. Giờ ở đây đâu có công việc gì để làm, chỉ có công việc lò hầm than này để làm thôi. Lớn tuổi mình đâu có đi làm công việc gì".
Phát biểu Bà NGUYỄN THỊ NHẪN - Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng: "Lớn tuổi đi làm công ty người ta không có nhận, người ta về làm vườn, còn người trẻ đi làm công ty được thì đi làm. Vòng vòng đây chụm lò không à, chứ không biết làm gì hết trơn, chụm tối ngày sáng đêm, ngày không có bao nhiêu hết, nhiều cái có ăn được chứ ít cái thì thiếu ăn. Từ ngày chất vô lò tới bế là 20 - 30 ngày, tháng nắng chụm mau còn mưa chụm hơi lâu chút. Cũng ráng làm, công ty giờ cũng ế, mần thất nghiệp nữa nên theo nghề hầm than này làm chứ đâu có công việc đâu làm".
Dọc theo bờ sông Cái Cui và sông Kinh thuộc xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, hàng trăm lò hầm than đang hoạt động.
Hình thành cách đây trên 50 năm, Làng nghề truyền thống hầm than Xuân Hòa là một trong những làng nghề sản xuất than lớn và lâu đời nhất miền Tây. Tạo việc làm và nguồn thu nhập chính cho nhiều lao động tại địa phương. Nhất là các lao động nữ không có nghề nghiệp ổn định, bình quân từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày.
===Hình ảnh chèn trên phát biểu, kèm âm thanh hiện trường===