Hiện diện trên vùng đất khó khăn, Công ty Cao su Chư Păh đã phủ xanh rừng nghèo, đất hoang, gọi người về quần tụ, làm nên những làng, những xã đầm ấm, trù phú trên mảnh đất Tây Nguyên anh hùng.
Với phương châm phát triển cây cao su đến đâu sẽ tuyển dụng người dân tộc thiểu số ở đó làm công nhân, nhằm mục đích giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại chỗ. Từ khi hiện diện trên địa bàn Công ty cao su Chư Păh đã gọi người về quần tụ hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng tạo sự giao lưu văn hoá – kinh tế giữ các vùng miền
Vào làm công nhân cao su chị Hyỡk đã có thu nhập ổn định và mức sống gia đình đã được thay đổi rõ rệt. Mức thu nhập của công nhâncao su Chư Păh trong những năm qua liên tục tăng, hiện đang ở mức trung bình 8,5 triệu đồng/người/tháng. Đây là con số mơ ước đối với bà con đồng bào vùng Tây Nguyên.
Chị HYỠK
Nông trường cao su Hà Tây, huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai
Trước đây em làm nông thì cuộc sống của em rất là bấp bênh, cuộc sống thiếu thốn nhiều lắm, từ khi em vào làm công nhân cao su cuộc sống ổn định hơn, lo con cái đi học đỡ hơn. Thu nhập gấp nhiều lần đi làm nông, từ đó em sẽ cố gắng gắn bó lâu dài với công ty
Anh NƯUH
Nông trường cao su Hà Tây, huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai
Lãnh đạo công ty tạo điều kiện, ngày lễ tết thăm hỏi tặng quà, luôn động viên cố gắng cạo để tăng sản lượng và có thu nhập ổn định cho gia đình
Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Nông trường cao su Hà Tây cho biết, nông trường có gần 500 công nhân được giao khoán chăm sóc, khai thác cao su. Trong số đó, công nhân là người đồng bào chiếm trên 90%. Mức thu nhập trung bình năm của công nhân cao su trên dưới 100 triệu đồng. Con số này rõ ràng gấp gần chục lần thu nhập bình quân của người dân trong xã Hà Tây chỉ làm nông nghiệp
Ông NGUYỄN NGỌC HUẤN
Giám đốc Nông trường cao su Hà Tây, Công ty TNHHMTV Cao su Chư Păh
Từ khi phát triển cây Cao su thì nói chung là đời sống của người dân ở nơi đây tăng lên dõ rệt. Đặc biệt là thu nhập hàng tháng của người lao động từ 7-8tr đồng. Đặc biệt là hỗ trợ cho người dân về phát triển kinh tế phụ bằng việc trồng Cao su tiểu điền. Chế độ của người lao động thì công ty rất quan tâm chăm lo, từ ăn ca , phụ cấp độc hại.
Theo lời ông phó chủ tịch xã Hà Tây nơi công ty đứng chân, thì không chỉ có nhiệm vụ làm kinh tế, trọng trách lớn lao khác của Công ty còn là an sinh xã hội, chia sẻ áp lực với chính quyền địa phương xoá đói giảm nghèo, để cây cao su ở vùng đất Tây Nguyên này, đúng là cây nghĩa tình. Tại thời điểm này trước đây có cây cầu treo cũ, tuy nhiên việc đi lại qua cầu treo rất khó khăn, từ khi được công ty Cao su chư Păh xây dựng cây cầu mới việc giao thương đi lại thuận lợi hơn nhiều.
Ông TRƯƠNG VĂN TOÀN
Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tây, huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai
Được sự quan tâm của công ty cao su thì chính quyền địa phương rất cảm ơn, từ khi xây dựng cây cầu này từ năm 2008 Cuộc sống bà con vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp thuận lợi so với trước khi có cây cầu. Quá trình đi lại mua bán hoàng hóa giao thương được phát triển.
Những mái nhà rông ở những buôn làng mà cây cao su mở rộng, vươn tới, mỗi năm đều có sự góp sức, hỗ trợ của công ty cao su xây dựng, sửa sang, giúp nó đẹp đẽ hơn, bề thế hơn, là nơi lưu giữ những linh hồn buôn làng, lưu giữ bản sắc văn hoá của người Bahnar, Êđê, Jra trên cao nguyên này. Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch công đoàn công ty TNHHMTV Cao su Chư Păh để người lao động luôn luôn gắn bó lâu dài với công ty thì phải có những quyết sách phù hợp với tâm tư của đồng bào.
Ông NGUYỄN THANH HẢI
Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh
Người địa phương người ta có một bản sắc riêng, có một sinh hoạt cộng đồng riêng, thì anh em từ tổ sản xuất đến công đoàn, đoàn thanh niên, luôn gắn bó với họ tâm tư với họ và cùng hiểu họ. đoàn kết giữa người kinh và người địa phương càng ngày càng gắng kết. Hàng năm cũng được chính quyền địa phương, tập đoàn và tỉnh huyện khen ngợi về vấn đề đoàn kết, cũng mong lan tỏa đến toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty cùng nhau gắn bó và phát triển trên mảnh đất tây nguyên anh hùng này.
Xin mượn lời kết của phóng sự này bằng lời của thế hệ thứ 3 người Cao su Chư Păh “ Cao su như thấm vào hơi thở của mỗi người con nơi vùng đất này. Họ yêu cây như ruột nơi thân, họ thương cây như máu thịt của mình. Thế hệ thứ 3 lớn lên bên cạnh mái nhà rông truyền thống và Cao su Chư Păh yêu thương. Biết ơn từng tấc đất cha ông đã trồng, trân trọng từng dòng “vàng trắng” nuôi sống, chăm lo cho cuộc sống mỗi người con của mảnh đất Tây Nguyên này.