Hàng nghìn mẫu vật các loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được lưu giữ tại Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, đóng góp quan trọng vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Nơi lưu giữ hàng ngàn mẫu vật thủy sản quý hiếm sông Mê kong
Đây là nơi lưu trữ tại Khoa thủy sản của trường ĐHCT, số lượng mẫu vật được lưu trữ tại đây lên đến hơn 22.000 mẫu vật của trên 500 loài cá khác nhau, bao gồm các loài cá nước ngọt, nước lợ và cả một số loài cá sống ở nước mặn. Trong đó, có cả các loài cá quý hiếm như cá hô, hay những loài đang có nguy cơ bị đe dọa hoặc sắp bị đe dọa như: Cá đuối ó, cá chim trắng, cá bông lau, cá đuối bồng.
Phát biểu Tiến sĩ VÕ THÀNH TOÀN Phó Trưởng Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ: “ Với những mẫu nầy thì nó cũng biến động thường xuyên theo chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Quốc gia cứ 5 năm các địa phương sẽ đánh giá lại lúc đó thì nó có những biến động có những lài tăng và có loài sẽ giảm”
Bên cạnh đó, tất cả các mẫu vật sau khi được thu thập, lưu giữ đều được các giảng viên ghi chép lại khá chi tiết các thông tin như: xác định tọa độ phân bố của các loài cá, mùa vụ xuất hiện, thời điểm cá xuất hiện nhiều, thời điểm cá xuất hiện ít. Qua đó, làm tiền đề cho công tác nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn về mức độ đa dạng thành phần loài đối với các loài cá phân bố ở vùng ĐBSCL, hơn hết đã giúp các sinh viên có cái nhìn trực quan trong học tập.
Phát biểu Sinh viên NGUYỄN HỮU NHÂN - Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ
“Khi em học trên lớp nó chỉ bằng hình ảnh và sách vở thôi thì nó không có kích thước thực tế mình rõ các bộ phận của các mẫu như thế nầy nếu mà được coi trực tiếp như thế nầy thì sẽ quan sát được rõ hơn sẽ tốt hơ là mình quan sát trên lớp”.
Hiện nay, công tác thu thập, lưu trữ mẫu vật vẫn được các giảng viên Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ tiếp tục thực hiện để làm giàu và dày thêm về số lượng, chất lượng của các chủng loại cá. Tạo cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi cá ở vùng ĐBSCL.
Phát biểu Thạc sĩ VÕ THÀNH TOÀN - Phó Trưởng Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ: “ Với những điều kiện khả năng tiếp cận được thì các thầy cô và anh em lúc nào cũng sưu tầm, thu thập thêm để làm sao phong phú đa dạng mẫu phòng mẫu vật nó sẽ hoạt động và nó sẽ có những quản bá người dân trong vùng chẳng hạn”.
Việc quản lý để khai thác sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL là việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa cả về khoa học cũng như về kinh tế, xã hội. Nhiều loại cá mà trước đây thường xuất hiện thì nay ít gặp hơn hoặc gần như không xuất hiện nữa.Vì vậy, việc đánh giá lại tình trạng xuất hiện của các loài cá vùng ven bờ ĐBSCL là cần thiết và cấp bách. Từ đó, việc thành lập, duy trì phòng mẫu vật ngoài mục đích phục vụ công tác giảng dạy, còn là cơ sở để các đơn vị trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn nguồn lợi thủy sản Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL./.