Qua hơn 4 tháng thả nuôi, tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá leo vượt 20% so với yêu cầu. Trọng lượng bình quân của cá leo đạt 1,3kg, cá vượt đàn đạt 2,2kg. Ước lượng sau 4 tháng, lãi ròng sau khi trừ chi phí gần 65 triệu đồng.
Sau 4 tháng thả nuôi cá leo trong lồng, thu lãi gần 65 triệu đồng
Tận dụng diện tích trên Khe Chuối Thượng ở phía đầu nguồn sông Thạch Hãn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ cho hộ dân thôn Tân Xuân xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong triển khai mô hình “nuôi cá leo trong lồng”. Mô hình đã tạo ra sinh kế thủy sản bền vững cho các hộ dân sống bằng hoạt động sản xuất ngư nghiệp nơi đây.
Mô hình nuôi cá leo trong lồng được triển khai với quy mô 140m3, với mật độ 20 con/m3. Cá ban đầu thả có kích cở thả giống 12-15cm, mẫu cá bình quân 70 con/kg. Quá trình triển khai cán bộ kỹ thuật đã chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp cho hộ mô hình cũng như các hộ nuôi cá lồng trong vùng về quy trình kỷ thuật nuôi cá leo trong lồng, kỹ thuật chăm sóc, quản lý cá nuôi, các đặt lồng nuôi và các biện pháp phòng trị bệnh cho cá. Qua hơn 4 tháng thả nuôi tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá vượt 20% yêu cầu so với yêu cầu. Trọng lượng bình quân của cá leo đạt 1,3 kg, cá vượt đàn đạt 2,2kg. Ước lượng sau 4 tháng lãi ròng sau khi trừ chi phí gần 65 triệu đồng.
PV ông Phan Văn Phụng - thôn Tân Xuân, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong
Để cho con cá leo nhanh lớn nhanh to thì phải đảm bảo cá đừng trầy xước cho ăn đều đặn, một ngày cho ăn 2 bữa thật no cá sẽ nhanh lớn, kỷ thuật là 10 ngày
Khi thời tiết thay đổi mình phải kéo lòng đi chỗ khác, chỗ nào nước sạch thì mình để lồng xuống, khi giông tố có sình nỗi lên thì mình đem lồng đi nới khác. Ngoài ra lồng phải sạch, treo vôi, đừng để nước động trong lồng, nước động thì cá sẽ dễ bị bệnh.
Cá leo là loài cá da trơn có những ưu điểm vượt trội so với các loại cá khác, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, có giá trị thương phẩm cao. Thời gian qua Trung tâm Khuyến nông đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản trên sông và hồ chứa. Du nhập các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao vào nuôi trong lồng bè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Trong 5 năn trở lại đây Trung tâm đã đưa đối tượng cá leo vào nuôi với nhiều hình thức khác nhau, nuôi ao, nuôi trong lòng bè và đã mang lại hiêu quả kinh tế cao, mang về nguồn lợi đáng kể cho các hộ dân.
PV ông Ngô Thành Sơn – chuyên viên Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
Đối tượng nuôi cá leo là một đối tượng mới, có thể thấy là tốc độ tăng trưởng rất là nhanh trong vòng 4 tháng có thể thu được và giá trị mang lại rất cao, người dân có thể thu hồi lại vốn và 1 tháng thu nhập 12 đến 15 triệu, tao jthu nhập lớn chgo nguwoif dân khu vực có nghề làm chài lưới, và chủ động thức ăn, qua đánh giá con cá leo này rất thích thức ăn tươi và khi ăn thức ăn tuwoi thì giá trị chất lượng cá và tốc đọ tăng trưởng vượt trộng so với khi ăn thức ăn công nghiệp. Trong thời gian tới tôi đề xuất với TTKN và nông dân trong toàn tỉnh nhân rộng mô hình nuôi cá leo này để tăng thu nhập cho bà con góp phần xây dựng nông thôn mới
Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản trên sông và hồ chứa, cùng với việc duy trì số lượng lồng nuôi cá hiện có, thời gian tới trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các mô hình nuôi nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước, nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi cá trong lồng bè, thay đổi cách nhìn của người dân trong quá trình lựa chọn hình thức và đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tại địa phương góp phần tăng thu nhập cho các hộ nuôi và phát triển bền vững ngành thủy sản.