Anh Lò Văn Tiến tại Bá Thước (Thanh Hóa) bỏ công việc ở công ty, trở về quê hương áp dụng mô hình nuôi gà bản địa dưới tán luồng, hàng năm kiếm được hơn 100 triệu đồng.
Nuôi thả gà bản địa dưới rừng luồng cho thu nhập ổn định
Anh Lò Văn Tiến tại Bá Thước, bỏ công việc ở công ty, trở về quê hương áp dụng mô hình nuôi gà dưới tán luồng hàng năm kiếm được hơn 100 triệu đồng.
Lò Văn Tiến (sinh năm 1982) sống tại xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Tiến đã trải qua một quá trình dài và quyết tâm xây dựng một mô hình mới là nuôi gà dưới tán rừng.
Tiến bắt đầu mô hình này từ năm 2018. Trước đó, anh đã đi xuất khẩu lao động và làm các công ty khác nhau tại Việt Nam nhưng sau cùng, anh quyết định trở về làm nông nghiệp tại quê hương.
Tại xã Ban Công, nhiều mô hình nuôi gà đã xuất hiện nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu và tiềm năng của khu vực này. Do vậy, Tiến đã tận dụng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, do vâỵ, thuận lợi cho tiến nuôi gà dưới tán rừng trồng luồng. Đây cũng Là huyện miền núi cao, nên địa hình của huyện rất đa dạng và phức tạp với 3/4 diện tích là đồi núi và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối. Với đặc điểm khí hậu như trên có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như: Khí hậu tương đối ôn hòa, độ ẩm khá, phân bố tương đối đều trong năm.
Mô hình nuôi gà dưới tán rừng mà Lò Văn Tiến đưa ra không chỉ giảm chi phí mà còn tận dụng được điểm mạnh địa phương. Gà được nuôi dưới tán cây mát, trong môi trường tự nhiên. Vào mùa hè, gà được bảo vệ khỏi nắng nóng dưới bóng râm cây, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.
Tiến bán gà theo nhu cầu, khách hàng qua xem trực tiếp hoặc đặt hàng qua điện thoại. Khách hàng mua gà đa dạng, trong huyện hoặc thậm chí từ ngoài huyện.
Giá gà dao động từ 110.000 - 130.000 đồng/kg, tùy thuộc vào thời điểm. Mức thu nhập hàng năm có thể cao hơn 100 triệu đồng, tạo điều kiện cho cuộc sống gia đình anh.
Mô hình chăn nuôi gà có diện tích trên 1ha, với gần 3.000 con gà Ri ta (gà Ri bản địa) được thả hoàn toàn tự do dưới tán rừng. Thức ăn chủ yếu là ngô, với ít cám trong giai đoạn nhỏ.
Thời gian xuất chuồng diễn ra sau khoảng hơn 4 tháng, khi gà đạt trọng lượng 1,3 - 1,4kg. Thời gian xuất trại còn phụ thuộc vào tình hình thị trường và các yếu tố khác.
Ông Nguyễn Văn Tâm – Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa “Về chăn nuôi, các vật nuôi truyền thống lâu nay đang chăn nuôi trên toàn huyện như trâu bò thì thời gian gần đây, huyện đã tập trung phát triển chăn nuôi trong rừng và tập trung phát triển chăn nuôi các vật nuôi lợi thế của huyện”.
Sự kiên nhẫn, khả năng tận dụng nguồn tài nguyên địa phương và tâm huyết trong việc chăm sóc gà đã giúp Lò Văn Tiến xây dựng thành công mô hình nuôi gà độc đáo và bền vững trong thời gian qua.