Ông Trình Trung Phi, Phó Giám đốc tôm thương phẩm (Tập đoàn Việt Úc) cho hay, tập đoàn đang nỗ lực nâng cao chất lượng tôm Việt, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh.
Kỳ vọng chuyển giao công nghệ nuôi tôm sạch cho người dân
SAPO: Tập đoàn Việt Úc nỗ lực nâng cao chất lượng tôm Việt, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh, sau nhiều năm nghiên cứu đã có kết quả nuôi tôm ổn định.
Ngành công nghiệp tôm là lĩnh vực vô cùng rủi ro và khó khăn. Thách thức đặt ra không chỉ đến từ yếu tố tự nhiên như khí hậu và môi trường, mà còn từ những nguy cơ về sức khỏe của tôm, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cùng những vấn đề liên quan đến quản lý sản xuất và tiêu thụ. Tập đoàn Việt – Úc gặp khó khăn ban đầu vì nỗ lực nâng tầm tôm Việt, cam kết tuyệt đối ko sử dụng kháng sinh trong toàn bộ ngành hàng. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, Việt Úc bắt đầu có kết quả nuôi ổn định.
Ông TRÌNH TRUNG PHI - Phó TGĐ tôm thương phẩm, Tập đoàn Việt Úc
“Suốt 4-5 năm nay, Việt Úc đã đầu tư hơn 1500 tỷ đồng để phát triển nuôi tôm nhà màng, nhưng tới năm nay bắt đầu mới có lợi nhuận. Thay đổi quan điểm nuôi bền vững hơn từ năm ngoái, giảm mật độ nuôi từ 300-400 xuống còn 200- 250. Ngày xưa năng suất có thể là 60-70 tấn/hecta/vụ và 1 năm trên 200 tấn/hecta nhưng giờ mỗi vụ chỉ từ tính phương án mỗi vụ chỉ từ 4-10 tấn/hecta và 1 năm chỉ hơn 100 tấn. Ngày xưa hủy tôm trong quá trình nuôi từ 20-30%, giờ không hủy, đây là sự tiến bộ vượt bậc của Việt – Úc”.
Tập đoàn hiện cung cấp khoảng 30% lượng tôm giống trên toàn quốc. Tại các khu vực sản xuất tôm giống, Việt Úc cung cấp nguồn tôm bố mẹ được kiểm soát mọi mầm bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và tuân thủ quy định của Bộ NN-PTNT.
Anh NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH – Nhân viên phụ trách kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc
“Mỗi sáng anh em sẽ thường cho tôm ăn, kiểm tra sức khỏe tôm để có những báo cáo cụ thể, khắc phục kịp thời. Để quản lý tốt môi trường nước thì mình phải quản lý lượng thức ăn, đảm bảo đủ lượng thức ăn cho tôm tránh dư thừa làm dơ nguồn nước. Quy trình xử lý nước áp dụng theo quy trình xử lý nước sạch, hàng ngày có thay nước nên chất lượng ổn định. Công ty thường có 1 khóa đào tạo an toàn sinh học và bệnh tôm, hoặc pccc, thường xuyên có lớp đào tạo cho anh em để hoàn thành tốt công việc của mình.”
Đến nay, Việt Úc là tập đoàn duy nhất thực hiện chương trình di truyền và lựa chọn giống tôm bố mẹ tại Việt Nam, thông qua hợp tác độc quyền với Viện CSIRO - Cơ quan khoa học - công nghệ của Chính phủ Australia.
Ông TRÌNH TRUNG PHI - Phó TGĐ tôm thương phẩm, Tập đoàn Việt Úc (từ 5:53)
“Lạm dụng kháng sinh không còn mang lại hiệu quả như trước. Quan trọng hơn là việc tạo ra môi trường nuôi tôm không cần dùng kháng sinh vẫn đảm bảo được hệ sinh thái. Việt Úc cũng tự tin là với những cái gì mình đã làm được, tới giờ phút này, và có thể là người dân sẽ thấy được cái vấn đề không tháng sinh, đôi khi nó còn tốt hơn dùng kháng sinh”.
Doanh nghiệp mong muốn chia sẻ công nghệ với cộng đồng, nhưng đây không phải là điều đơn giản. Hiện nay, việc nuôi tôm đòi hỏi mức độ an toàn sinh học cao để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, trong khi yếu tố giá cả chỉ là tạm thời.
Ông Trình Trung Phi kỳ vọng sau năm 2025, Tập đoàn sẽ có được quy trình ổn định để triển khai các chương trình liên kết chuỗi cung ứng với bà con nông dân, chia sẻ công nghệ một cách cụ thể hơn. Những công nghệ của Việt Úc, nếu sớm đến tay người dân, sẽ góp phần nâng cao ý thức và tầm nhìn chiến lược dài hạn của người nuôi tôm tại Việt Nam.