Ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) được các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát R.E.P khuyến cáo là biện pháp cần thiết, giúp người chăn nuôi phát hiện virus Tembusu - Hội chứng lật ngửa và giảm đẻ trên vịt...
Phương pháp HI - Chìa khóa phát hiện sớm virus Tembusu
Ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) được các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.EP (R.E.P Labs) khuyến cáo là biện pháp cần thiết, giúp người chăn nuôi phát hiện virus Tembusu - Hội chứng lật ngửa và giảm đẻ trên vịt.
Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về chăn nuôi vịt, nhưng hiện đang phải đối diện với nhiều khó khăn, áp lực, trong đó thách thức lớn nhất là dịch bệnh ngày càng phức tạp.
Vào khoảng năm 2019, bệnh do virus Tembusu (hay còn gọi là hội chứng lật ngửa, giảm đẻ) đã du nhập đến Việt Nam và gây bệnh trên vịt ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hệ thống vacxin chính thống cũng như phương pháp xét nghiệm kiểm tra khả năng bảo hộ trên kháng thể của vịt Tembusu khiến nguy cơ gây thiệt hại rất lớn. Do đó, rất cần có biện pháp phát hiện sớm vịt nhiễm bệnh để kịp phòng ngừa giảm rủi ro thiệt hại.
PV Ông Ngô Quốc Cường, Tổng Giám đốc R.E.P Biotech
Chúng tôi được một công ty đặt hàng nghiên cứu về Tembusu, cũng từ ý tưởng đó chúng tôi bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu và để làm sao tìm ra một cái giải pháp giúp cho bà con chăn nuôi phòng ngừa cái bệnh tai Tembusu nó xảy ra trong tương lai. Công cụ HI nó xác định được cái trạng thái cái dịch bệnh, dịch tễ ở trong trang trại của mình và sức khỏe của đàn vịt. Tôi hi vọng rằng cái phương pháp HI này kết hợp với những sản phẩm dinh dưỡng miễn dịch và cũng như các giải pháp bên R.E.P sẽ giúp cho bà con giảm được thiệt hại do Tembusu gây ra.
PV Ông Mai Văn Tuấn, phụ trách kỹ thuật gia cầm, Công ty dinh dưỡng Á Châu (Trảng Bom, Đồng Nai).Hiện tại bây giờ như đơn vị R.E.P phát hiện mới này mình thấy rất là tuyệt vời, xét nghiệm cái kháng thể để đánh giá hiệu quả có hai cái, một là liên quan đến cái tính động lực của bệnh này. Cái thứ hai là khả năng bảo hộ vaccine để đề phòng cho nó. Thực ra cái bệnh này nó xảy ra không riêng ở Việt Nam và hiện tại thì những cái vùng nào mà đã liên quan đến chăn nuôi vịt thì đều bị hết.
Việc tìm được ra phương pháp chẩn đoán phát hiện virus Tembusu trên vịt sớm và chính xác đóng vai trò rất quan trọng với ngành chăn nuôi vịt tại Việt Nam. Phương pháp HI được xem là chìa khóa giúp người nuôi sớm tìm ra hội chứng lật ngửa, giảm đẻ trên vịt và tránh được rủi ro thiệt hại.
PV PGS.TS Lê Thanh Hiền, Khoa chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Hiện nay xuất hiện những bệnh mới, đó là bệnh Tembusu, do là bệnh mới nên khi xuất hiện thì nó làm thiệt hại rất là lớn, thậm chí tỉ lệ bệnh, tỷ lệ chết lên tới là 70 đến 80 %. Chính vì vậy nên sự hiểu biết về cái bệnh này để người dân có thể kiểm soát được cũng như là định hướng trong việc sử dụng vaccine rất là quan trọng để kiểm soát thiệt hại gây ra hiện nay.
Hội thảo Tembusu - Thách thức và Giải pháp cũng vừa đưa ra những giải pháp khoa học mới nhất thông qua việc đánh giá kháng thể Tembusu mà Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát R.E.P nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Qua đó giúp cho doanh nghiệp và người nuôi vịt tiếp cận được công nghệ mới để chủ động áp dụng hiệu quả.
PV Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN-PTNT
Một trong những vấn đề mà nó ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi bền vững, đó là diễn biến dịch bệnh, trong đó có các bệnh mới nổi. Đặc biệt là trên vịt hiện nay mới xuất hiện cái bệnh Tembusu, đây là bệnh do virus gây ra. Cũng giống như các bệnh truyền nhiễm khác để mà chủ động phòng chống thì trước hết là các giải pháp an toàn sinh học. Vấn đề nữa đó là phải đảm bảo nguồn con giống, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo nó không bị nhiễm bệnh trước đó. Đối với cái bệnh đặc thù chưa có vaccine như thế này, cái việc hiểu về dịch tễ và đặc biệt là phát hiện sớm để giám sát dịch bệnh là một việc làm rất là cần thiết.
Phương pháp HI có thể giúp người chăn nuôi vịt, đặc biệt đối với vịt đẻ trứng có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Hơn nữa, để thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, Bộ NN-PTNT và ngành chăn nuôi xác định cần phải ứng dụng khoa học công nghệ, chăn nuôi an toàn sinh học, giảm giá thành sản xuất và tăng tính cạnh tranh…