| Hotline: 0983.970.780

Phương pháp HI là chìa khóa phát hiện sớm, chính xác virus Tembusu trên vịt

Thứ Sáu 08/09/2023 , 12:24 (GMT+7)

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng, việc có phương pháp chẩn đoán phát hiện virus Tembusu sớm đóng vai trò quan trọng với ngành chăn nuôi vịt tại Việt Nam.

Sáng 8/9, Hội thảo khoa học “Tembusu - Thách thức và Giải pháp” do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn ra tại TP HCM với sự tham dự của trên 150 đại biểu.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh virus Tembusu (TMUV) đã được phát hiện trên các mẫu bệnh phẩm vịt nuôi tại nước ta trong khi Việt Nam chưa có quy trình và vacxin chính thức.

Trước thách thức cần phải có biện pháp phát hiện sớm vịt nhiễm virus Tembusu, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P đã dày công nghiên cứu và trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành công trong ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt.

HI ra đời giúp giảm rủi ro cho người nuôi vịt khi chưa có quy trình, vacxin chính thức

Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Quốc Cường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P cho biết, nền chăn nuôi nước ta đang phát triển rất nhanh về quy mô cũng như năng suất.

Giống có năng suất cao, dinh dưỡng đáp ứng và khai thác tối đa năng lực di truyền, hệ thống trang thiết bị chuồng trại hiện đại nhưng vẫn còn một lỗ hổng rủi ro về “kiểm soát an toàn sinh học”.

Ông Ngô Quốc Cường, Tổng Giám đốc R.E.P Biotech chia sẻ tính ưu việt của phương pháp HI. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Ngô Quốc Cường, Tổng Giám đốc R.E.P Biotech chia sẻ tính ưu việt của phương pháp HI. Ảnh: Phương Thảo.

Nhận diện lỗ hổng này, R.E.P Biotech là nhà sản xuất với nền tảng chuyên sâu về công nghệ sinh học đã tham gia giải quyết những thách thức của nền chăn nuôi hiện tại.

Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát trực thuộc R.E.P Biotech ra đời từ dầu năm 2022 đã không ngừng đưa ra những giải pháp - ứng dụng góp phần giải quyết khó khăn cho nền chăn nuôi như hiện nay.

“Hội thảo Tembusu - Thách thức và Giải pháp được tổ chức với mục tiêu đưa ra những giải pháp mới nhất, khoa học nhất thông qua việc đánh giá kháng thể Tembusu đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, bởi Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát R.E.P”, ông Ngô Quốc Cường chia sẻ.

Theo ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, cả về số lượng, sản lượng và năng suất. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, ngành chăn nuôi cũng đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, áp lực, trong đó thách thức lớn nhất là dịch bệnh ngày một phức tạp.

Một trong những giải pháp trọng tâm được lãnh đạo Bộ NN-PTNT và ngành chăn nuôi xác định để thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, đó là ứng dụng khoa học công nghệ, chăn nuôi an toàn sinh học, giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh.

Ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam hy vọng, thông qua hội thảo, doanh nghiệp và người chăn nuôi vịt trong nước tiếp cận được công nghệ mới để chủ động áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam hy vọng, thông qua hội thảo, doanh nghiệp và người chăn nuôi vịt trong nước tiếp cận được công nghệ mới để chủ động áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi. Ảnh: Phương Thảo.

Chính bởi yêu cầu từ thực tiễn đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học nhằm công bố phương pháp mới phát hiện sớm và chính xác virus Tembusu.

Từ đó, giúp người chăn nuôi vịt chủ động được các biện pháp an toàn sinh học bảo vệ đàn vật nuôi và hạn chế tối đa thiệt hại trong quá trình sản xuất do loại dịch bệnh nguy hiểm này mang lại.

"Với lợi thế là cơ quan Báo chí đa phương tiện, bao gồm đầy đủ các loại hình báo viết, báo điện tử, truyền hình, phát thanh và truyền thông đa phương tiện, Báo Nông nghiệp Việt Nam hy vọng sẽ cùng Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P, các Hội và Hiệp hội quảng bá, phổ biến rộng rãi công nghệ mới này tới người chăn nuôi trong nước”, ông Lê Trọng Đảm kỳ vọng.

Khẳng định năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt

Đồng quan điểm với ông Lê Trọng Đảm, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho rằng, việc doanh nghiệp như R.E.P Biotech nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi, thú y không chỉ khẳng định trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt mà còn là tiền đề cho việc chủ động sản xuất, chủ động kiểm soát an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi tại nước ta.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, việc R.E.P Biotech nghiên cứu phát triển thành công ứng dụng HI trong chăn nuôi, thú y khẳng định trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt, là tiền đề cho việc chủ động sản xuất. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, việc R.E.P Biotech nghiên cứu phát triển thành công ứng dụng HI trong chăn nuôi, thú y khẳng định trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt, là tiền đề cho việc chủ động sản xuất. Ảnh: Phương Thảo.

“Sáng kiến tổ chức hội thảo khoa học về thách thức và giải pháp của Tembusu là rất cần thiết. Vì bệnh khá mới, trên đối tượng thủy cầm là một trong những đối tượng quan trọng của ngành, gây ảnh hưởng to lớn tới nền công nghiệp chăn nuôi vịt”, ông Đăng nhấn mạnh.

Làm rõ hơn về dịch bệnh Tembusu, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ở Việt Nam, bệnh do virus Tembusu mới du nhập trong 5 năm trở lại đây. Sau công bố đầu tiên vào năm 2019, Tembusu gây bệnh ở vịt đã được xác định ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Dựa vào triệu chứng, bệnh do tembusu virus trên vịt thường được gọi với tên là “hội chứng lật ngửa và giảm đẻ”.

PGS. TS Lê Thanh Hiền, Trưởng Bộ môn Bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng, trường Đại học Nông lâm phân tích thêm, Tembusu là bệnh mới gây nên thiệt hại rất là lớn, thậm chí, tỷ lệ chết lên tới là 70 - 80%. Trong khi đó, kiến thức của người chăn nuôi chưa có nhiều và vaccine cũng chưa được phổ biến rộng rãi.

“Chính vì vậy, khâu chẩn đoán sớm có vai trò quan trọng để người dân có thể kiểm soát được cũng như là định hướng trong việc sử dụng vacxin. Muốn kiểm soát tốt dịch bệnh cần phải hiểu được đàn vịt của mình ở cái tình trạng như thế nào, có mang mầm bệnh hay không”, ông Hiền nhận định.

PGS. TS Lê Thanh Hiền giải đáp, chia sẻ về dịch bệnh Tembusu với đại biểu, người chăn nuôi tham dự Hội thảo. Ảnh: Phương Thảo.

PGS. TS Lê Thanh Hiền giải đáp, chia sẻ về dịch bệnh Tembusu với đại biểu, người chăn nuôi tham dự Hội thảo. Ảnh: Phương Thảo.

Do đó, PGS. TS Lê Thanh Hiền cho rằng, phương pháp xét nghiệm HI của REP sẽ giúp nhiều cho người chăn nuôi trong việc giám sát dịch bệnh, nắm rõ được mức độ kháng thể của trại mình để an tâm trong quá trình chăn nuôi và kiểm soát tốt virus Tembusu.

Dưới góc độ của doanh nghiệp tham gia hội thảo, ông Mai Văn Tuấn, nhân viên kỹ thuật gia cầm của Công ty Dinh dưỡng Á Châu, nhà máy Đồng Nai đánh giá cao phương pháp xét nghiệm HI của R.E.P.

Theo ông Tuấn, vì đây là virus mới ở Việt Nam, do vậy, đa số việc phát hiện ban đầu dựa vào chẩn đoán trên triệu chứng lâm sàng. Trước đây, một số đơn vị đã có các xét nghiệm để chẩn đoán, nhưng phương pháp HI có sự tối ưu hơn hẳn bởi khả năng bảo hộ vacxin và giá thành rẻ.

Ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng cũng như chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vacxin.

Thông qua phân tích mẫu huyết thanh, phương pháp HI có thể giúp người chăn nuôi vịt, đặc biệt đối với vịt đẻ trứng có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Hơn nữa, phản ứng có thể định lượng hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vacxin phòng bệnh.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Đưa giống sắn mới HL-RS15 vào canh tác tại Tây Nguyên

Hội thảo giới thiệu giống sắn mới HL-RS15 và quy trình, kỹ thuật canh tác vừa được tổ chức tại vựa sắn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.