Quy hoạch tích hợp ĐBSCL cần tập trung cho chiến lược nông nghiệp, nông thôn. Giá xăng dầu giảm lần thứ 4 nhưng ngư dân vẫn chưa tự tin ra khơi. Giá rau đồng loạt tăng do tiêu thụ tăng, nguồn cung giảm. Xuất khẩu cà phê sang Anh tăng trưởng mạnh nhưng giá còn thấp.
QUY HOẠCH TÍCH HỢP ĐBSCL CẦN TẬP TRUNG CHO CHIẾN LƯỢC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Trong khuôn khổ hội nghị công bố “Báo cáo kinh tế thường niên vùng ĐBSCL năm 2021”, chiều 1/8, tại TP Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội thảo “Chính sách phát triển ĐBSCL nhìn từ quy hoạch tích hợp”Xác định, ĐBSCL đang trong giai đoạn chuyển mình để bước sang thời kỳ mới trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn. Quy hoạch tích hợp ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 được ví như một sự sắp đặt lại cấu trúc kinh tế của vùng.Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan Bản đánh giá, bản quy hoạch tích hợp ĐBSCL nếu được quản trị tốt, sẽ tạo nên bản quy hoạch giá trị cao, đáp ứng đúng kỳ vọng của cả vùng ĐBSCL. Trong đó, cần tập trung vào chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Bởi nông nghiệp là nền tảng để phát triển nông nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Bộ trưởng cho rằng, để chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần phải có cơ chế chính sách, có mô hình chuyển đổi phù hợp. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, loại bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng.
GIÁ XĂNG DẦU GIẢM LẦN THỨ 4 NHƯNG NGƯ DÂN VẪN CHƯA TỰ TIN RA KHƠI
Từ 15 giờ hôm nay, mỗi lít xăng giảm thêm gần 500 đồng, các mặt hàng dầu cũng hạ 710-950 đồng mỗi lít, trừ dầu mazut.Sau phiên điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, mỗi lít xăng RON 95 giảm về mức 25.600 đồng; E5 RON 92 có giá mới là 24.620 đồng. Đây là lần giảm giá thứ tư liên tiếp từ cuối tháng 6 đến nay, đưa giá mặt hàng này về tương đương hồi tháng 2.Đối với ngư dân, nhiên liệu dầu luôn là chi phí chính mỗi chuyến ra khơi nên giá giảm liên tiếp là tín hiệu rất đáng mừng.Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức cao hơn khoảng 10.000 đồng/lít so với cùng kỳ. Vì vậy, vẫn chưa đảm bảo cho ngư dân ra khơi có lời khi chi phí xăng dầu chiếm từ 60 – 80% chi phí mỗi chuyến biển. Đặc biệt, trong điều kiện sản lượng đánh bắt có chiều hướng ngày càng giảm, ngư dân ra khơi nhưng vẫn rất lo lắng.Trước tình hình trên, các tỉnh có thế mạnh về khai thác thủy hải sản trong vùng ĐBSCL cũng đang có những kế hoạch nhằm khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển.
GIÁ RAU ĐỒNG LOẠT TĂNG DO TIÊU THỤ TĂNG, NGUỒN CUNG GIẢM
So với cách nay 1 tháng, giá nhiều loại rau quả tại vùng ÐBSCL như mướp hương, khổ qua, dưa leo, bí đao, đậu cove, rau nhút, hẹ, rau thơm... hiện tăng từ 1.000-4.000 đồng/kg và đang ở mức khá cao.Tại một số tỉnh như Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long... giá đậu cove được nông dân bán cho thương lái ở mức 17.000-18.000 đồng/kg, khổ qua có giá 15.000-17.000 đồng/kg. Giá rau tăng do nhu cầu tiêu thụ cao và nguồn cung giảm, trong khi người dân tại nhiều nơi giảm diện tích trồng. Gần đây, chi phí sản xuất tăng và thời tiết mưa nắng thất thường đã gây khó cho việc trồng nhiều loại rau và làm giảm năng suất và sản lượng, từ đó cũng tạo điều kiện cho nhiều loại rau tăng giá.
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG ANH TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHƯNG GIÁ CÒN THẤP
Theo Bộ Công thương, nhờ tận dụng có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào xứ sở sương mù tăng gần 150% về lượng và gần 200% về giá trị trong 4 tháng đầu năm, đạt trên 50 triệu USDTuy tăng trưởng mạnh nhưng giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam chỉ đạt 2.137 USD/tấn, chưa bằng một nửa giá cà phê nhập khẩu bình quân của Anh, khoảng 4.649 USD/tấn, theo số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế - ITC.Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê chất lượng cao và chế biến sâu phù hợp nhu cầu, thị hiếu của người Anh, sản phẩm cũng cần có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn. Về khẩu vị, người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam. Cà phê thành phẩm có mùi và vị mạnh sẽ khó bán ở thị trường Anh.