Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ giúp tăng hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cục Trồng trọt ra mắt Sổ tay quy trình kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ
Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ giúp tăng hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Canh tác lúa gạo ở ĐBSCL đã và đang thay đổi theo hướng bền vững, giảm vật tư đầu vào, giảm phát thải. Tuy nhiên, hiện nay khâu xuống giống ở ĐBSCL vẫn còn hơn 70% áp dụng sạ lan thủ công hoặc máy phun hạt. Thực hành sạ lan không đồng đều dẫn đến cần nhiều giống, sử dụng nhiều phân bón, thuốc BVTV hơn. Lúa ở giai đoạn thu hoạch dễ bị đổ ngã, gây tổn thất cao trong thu hoạch và xử lý chế biến sau thu hoạch.
Áp dụng cơ giới hóa gieo sạ giúp cải tiến phương thức canh tác chính xác, giảm lao động thủ công, giảm vật tư nông nghiệp đầu vào, tăng hiệu suất sử dụng đất, nước, giống, phân, thuốc và giảm phát thải khí nhà kính là ưu tiên của Bộ NN-PTNT hiện nay. Ngày 14/12, Cục Trồng trọt chính thức ra mắt “Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ tăng hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.
Pv ông NGUYỄN VĂN HÙNG - Nhà khoa học cấp cao, Trưởng ban Cơ giới hóa và Sau thu hoạch, IRRI
'Cơ giới hóa gieo sạ chỉ là một khâu của công nghệ, nhưng thực chất, đây là cốt lõi để thay đổi nguyên cả thực hành canh tác. Mình gieo sạ chính xác thì giảm sử dụng giống (từ 120kg/ha xuống 50-60kg/ha) thì sẽ làm cho nông dân dễ dàng mua giống có chất lượng cao. Và vì mua ít giống nên sẽ tăng chất lượng, đảm bảo năng suất. Giảm giống thì thay đổi hành vi, giống khỏe hơn, ít phân bón hơn, tăng sức khỏe cây trồng, giảm rủi ro dịch bệnh và giảm thuốc BVTV. Giảm sự đổ ngã lúa, công tác sau thu hoạch cũng tốt hơn. Giảm phát thải khí nhà kính.'
Cuốn sổ tay “Quy trình kỹ thuật cơ giới hóịch gieo sạ” sẽ là tài liệu hữu ích cho nông dân, cán bộ khuyến nông, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp. Sự lan tỏa quy trình sẽ giúp nâng cao chất lượng canh tác, hiệu quả sản xuất lúa, giảm chi phí, tăng thu nhập, đồng thời đóng góp cho giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao IRRI, các đối tác và chuyên gia quốc tế đã phối hợp với Cục Trồng trọt biên soạn cuốn Sổ tay.
Phát biểu Ông CAO ĐỨC PHÁT - Chủ tịch HĐQT IRRI, Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT
'Chúng ta đang đứng trước nguy cơ về biến đổi khí hậu. Một mặt, chúng ta phải làm nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng chúng tôi cũng rất quyết tâm thực hiện cam kết là đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam. Việt Nam [cắt đoạn thứ trưởng Nam] là nông nghiệp đóng góp 20% phát thải, riêng cây lúa đóng góp 1 nửa của lượng phát thải đó. Vì thế, chúng tôi muốn làm đầu tiên là phát triển lúa bền vững, giảm phát thải, đem lại lợi ích cao hơn cho nông dân để giữ họ ở lại với nông nghiệp.'
Nhân dịp ra mắt cuốn Sổ tay, Bộ NN-PTNT đã trao tặng bằng khen cho Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế, Liên minh tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế CGIAR (xi-gi-ai-a) và Sáng kiến Xuất sắc trong Nông học EiA (i-ai-ây) vì những đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam, những nỗ lực không ngừng để hỗ trợ nông hộ nhỏ nước ta thích ứng với biến đổi khí hậu.