Sâm Ngọc Linh là cơ hội khẳng định tự hào dân tộc trong ngành dược liệu. Ngoại tệ mất giá ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đồng Tháp công bố nhãn hiệu 'củ ấu Long Hưng'.
SÂM NGỌC LINH LÀ CƠ HỘI KHẲNG ĐỊNH TỰ HÀO DÂN TỘC TRONG NGÀNH DƯỢC LIỆU
Phát biểu tại Hội thảo “Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắn mạnh, sâm Ngọc Linh sâm Ngọc Linh chính là hy vọng mới của Việt Nam trong ngành dược liệu, thực phẩm chức năng, cạnh tranh với những quốc gia tiên tiến. Trong khi các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Kỳ và cả Trung Quốc đã chế biến sâm ra hàng trăm sản phẩm thì quy mô, sản lượng sâm của nước ta còn khiêm tốn, chất lượng, giá cả còn nhiều vấn đề, chưa đa dạng hóa sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, việc phát triển sâm Ngọc Linh hiện chỉ mới là bước đầu, chưa phải là 1 sản phẩm hùng mạnh, mang lại lợi ích quốc gia. Do đó, Chủ tịch nước cho rằng, sâm Ngọc Linh sâm Ngọc Linh là cơ hội để chúng ta khẳng định niềm tự hào dân tộc, nhưng hiện thực được. Theo chủ tịch nước, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh với mục tiêu giá trị tỷ đô la mỹ nên còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi thực hiện 1 cách nghiêm túc, bài bản. Ngoài sự nỗ lực của các địa phương, doanh nghiệp thì cần có sự hậu thuẫn của Chính phủ, các bộ ngành.
THÊM NHIỀU TUYẾN VẬN TẢI PHỤC VỤ CHUỖI CŨNG ỨNG VIỆT-TRUNG
Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước vừa đón thành công tuyến dịch vụ mới TVT2 do Taicang Container Lines khai thác nhằm duy trì thông suốt chuỗi cung ứng Việt Nam – Trung Quốc. TVT2 là tuyến dịch vụ thứ 2 của Hãng tàu Taicang cập dài hạn tại cảng Tân Cảng – Hiệp Phước với tần suất 1 chuyến/tuần, nâng tổng số tuyến dịch vụ hiện hữu tại cảng Tân Cảng – Hiệp Phước lên tổng số 8 tuyến quốc tế và 1 tuyến nội địa. Trước đó, ngày 30/7/2022, cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng thuộc hệ thống cảng của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng tiếp nhận tuyến dịch vụ đầu tiên CKV2 của hãng tàu SITC khai thác tại cảng. Theo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, tuyến CKV2 khai thác tại tân cảng Hải Phòng đã nâng tổng số tuyến dịch vụ quốc tế của hiện tại lên đến 14 tuyến, góp phần gia tăng vị thế, vai trò của cảng nước sâu Hải Phòng không chỉ tại Việt Nam mà vươn tầm vai trò kết nỗi chuỗi dịch vụ logistics toàn cầu.
NGOẠI TỆ MẤT GIÁ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
Thời gian qua đồng Yên Nhật đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong vòng 24 năm so với đồng USD. Cùng với đó, đồng EUR cũng giảm xuống mức ngang bằng với đồng USD đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, EU chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nửa đầu 2022 còn Nhật Bản hiện chiếm 14%. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - VASEP, trước áp lực lạm phát, giá thủy sản tại Nhật Bản liên tục tăng trong thời gian qua khiến người dân Nhật phải cân nhắc và thắt chặt chi tiêu, do vậy Vasep dự báo xuất khẩu thủy sản sang thị trường này khó có đột phá từ nay đến cuối năm. Một lo ngại nữa, khi đồng USD tăng giá cùng kéo theo chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tăng theo, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp của Việt Nam.
ĐỒNG THÁP CÔNG BỐ NHÃN HIỆU “CỦ ẤU LONG HƯNG”
UBND huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Củ ấu Long Hưng”. Từ lâu, củ ấu là cây trồng thủy sinh được nông dân ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò canh tác.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng diện tích trồng ấu toàn huyện là 85ha, trong đó, xã Long Hưng B có 82ha. Xác định củ ấu là cây trồng chủ lực, thời gian qua, huyện Lấp Vò đã triển khai nhiều chương trình xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu cho mặt hàng nông sản này. Đồng thời đăng ký củ ấu vào Chương trình xây dựng nhãn hiệu một số nông sản đặc thù của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Qua lễ công bố sản phẩm sẽ được pháp luật bảo vệ một cách hợp pháp, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm thông qua việc xác định địa danh, xuất xứ của sản phẩm. Từ đó, khuyến khích sản xuất phát triển, quảng bá sản phẩm, giúp cho người dân sản xuất và chế biến từ củ ấu lợi nhuận được tăng lên...