Bờ sông Kiến Giang đoạn qua xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bị sạt lở nghiêm trọng đã đe dọa đến cuộc sống và sản xuất của người dân.
Sạt lở bờ sông Kiến Giang nghiêm trọng, dân mất đất sản xuất
Dân mất đất sản xuất vì khai thác cát sạn
MC: Trong đợt mưa lũ lớn xảy ra cuối tháng 10 vừa qua, bờ sông Kiến Giang đoạn qua xã Trường Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình bị sạt lở nghiêm trọng đã đe dọa đến cuộc sống và sản xuất của người dân.
Gia đình ông Trần Công Quang (xóm Đại Thủy, xã Trường Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình), sinh sống bên bờ sông và sát con đường liên xã, đã hơn 30 năm nay. Mấy năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông khiến mọi người trong gia đình lo lắng. Ngoài việc gần 3 sào đất trồng hoa màu của gia đình đã bị sạt lở mất thì điểm sạt lở hiện chỉ còn cách nhà ông chưa đầy chục mét.
Phỏng vấn ông ông Trần Công Quang, xã Trường Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
Tại thôn Long Đại (xã Trường Thủy), dân cư sinh sống và canh tác bên phía hữu sông Kiến Giang với chiều dài hơn 5km. Tình trạng sạt lở đất hoa màu dọc sông Kiến Giang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của khoảng 70 hộ dân với diện tích gần 8ha. Không chỉ mất đất canh tác, mà nhà nhiều hộ dân chỉ cách bờ sạt lở khoảng chục mét nên lo lắng. Bà con không an tâm vì bờ sông tiếp tục bị sạt lở, ăn sâu vào nương, vườn.
Phỏng vấn ông Lê Xuân Gọn, Trưởng thôn Long Đại, xã Trường Thủy, lệ Thủy, Quảng Bình
Theo chính quyền địa phương và người dân phản ánh, mấy năm trước, cơ quan chức năng Quảng Bình cấp phép khai thác cát sạn trên đoạn sông này. Từ đó, lòng sông bị khoét sâu, bờ sông bị mất chân nên vào mùa nưa bão là tình trạng sạt lở càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Do bị sạt lở nên đoạn sông này đã mở rộng gấp đôi, gấp ba so với trước đây.
Phỏng vấn ông Phan Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
Chính quyền và người dân địa phương đang rất mong muốn dừng việc khai thác cát sạn, vật liệu xây dưng trên sông Kiến Giang ở phía thượng nguồn. Đồng thời hỗ trợ địa phương có nguồn kinh phí để xây dựng kè chống sạt lở ở những khu vực dân cư sinh sống.