Hải Phòng chỉ đạo kiểm tra, không để tái diễn tình trạng ‘cò phà’ ở Cát Bà. Sấy hấp cá khiến khe Bác Vọng ô nhiễm nghiêm trọng. Giá dừa tăng mạnh sau 2 năm neo đáy. Sơn La: Chỉ 10% gia súc lớn được nuôi nhốt trong điều kiện đạt chuẩn.
Hải Phòng chỉ đạo kiểm tra, không để tái diễn tình trạng ‘cò phà’ ở Cát Bà
Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh về việc “Tắc phà Cát Bà, miếng mồi béo bở trên nỗi khổ của du khách và du khách muốn đi nhanh thì phải thỏa thuận với 'cò phà', ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã yêu cầu Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND huyện Cát Bà; Công ty Cổ phần Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy Hải Phòng (đơn vị quản lý bến phà Gót – Cái Viềng) và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền, không để tái diễn tình trạng trên, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/8.
Trước đó, theo ghi nhận của PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, thời gian qua tình trạng ách tắc tại bến phà Gót (từ địa phận Cát Hải sang đảo Cát Bà), cũng như phía bến Cái Viềng (từ đảo Cát Bà sang Cát Hải) diễn ra thường xuyên. Nhất là vào dịp cuối tuần do du khách đi tham quan, du lịch tại đảo vào mùa hè tăng cao. Việc du khách bị đợi phà 2-3 tiếng, thậm chí 4-5 tiếng diễn ra thường xuyên, dù thành phố có đưa ra một số biện pháp nhưng tình trạng ách tắc vẫn không giảm.
Trong tình trạng này, du khách được đội ngũ “cò” là xe ôm mời chào, chi tiền từ 1,2 triệu đồng cho 1 ô tô thì được đi vào làn ưu tiên, xuống phà nhanh, không phải đợi 4 -5 tiếng. Phương tiện nào chi tiền, chỉ cần bấm đèn cảnh báo, sau đó chạy vào làn ngược chiều, qua khu vực lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, xuống phà.
Khe Bác Vọng thuộc địa bàn thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ lâu trở thành nơi xả thải của hoạt động sấy hấp cá. Không chỉ nước thải chưa qua xử lý mà toàn bộ vảy cá đều được các chủ cơ sở xả xuống lòng khe, hai bên bờ khe khiến dòng nước đen đục, đóng váng, gây mùi hôi thối nồng nặc. Từ khe Bác Vọng, toàn bộ nước ô nhiễm chảy về điểm giáp ranh giữa thị trấn Cửa Việt và xã Gio Việt rồi tuồn thẳng ra biển.
Lãnh đạo xã Gio Việt cho biết, tại địa bàn thôn Xuân Tiến hiện có 4 cơ sở sấy hấp cá biển. Tình trạng ô nhiễm đã xảy ra từ nhiều năm nay, cử tri đã nhiều lần phản ánh nhưng hiện địa phương vẫn chưa có quỹ đất và kinh phí để xây dựng khu xử lý nước thải.
Giá dừa tăng mạnh sau 2 năm neo đáy
Giá dừa khôloại 1 tại các tỉnh ĐBSCLbất ngờ tăng mạnh, đạt mức từ 60-70 nghìn đồng một chục (loại 12 trái), gấp đôi so với đầu năm.
Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu dừa cũng đang đẩy mạnh thu mua, giúp nông dân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Với diện tích hơn 100.000ha, ĐBSCL là khu vực phổ biến trồng dừa, chủ yếu tập trung ở Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Ông Lê Văn Đông - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, giá dừa đã tăng và duy trì ở mức cao trong vòng 3 tháng trở lại đây. Tỉnh Trà Vinh đang tích cực thúc đẩy tăng thêm 8.000 hecta diện tích trồng dừa vào năm 2030,
Sơn La: Chỉ 10% gia súc lớn được nuôi nhốt trong điều kiện đạt chuẩn
Hiện nay, tổng đàn gia súc lớn Sơn La đạt gần 500.000 con, trong đó đàn bò thịt đạt khoảng 353.000 con, bò sữa trên 26.000 con, trâu khoảng 115.000 con và ngựa là gần 6.500 con. So với năm 2020, đàn bò thịt tăng 6,3%, đàn bò sữa cơ bản ổn định, nhưng đàn trâu lại giảm tới gần 18%.
Mặc dù là địa phương có tổng đàn gia súc rất lớn, nhưng số cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các vật nuôi được nuôi nhốt, chuồng trại tiêu chuẩn, đảm bảo quy trình khép kín nguồn thức ăn chỉ đạt khoảng hơn 10%.
Các ngành chuyên môn của tỉnh Sơn La cũng đã khuyến cáo và định hướng người dân chuyển sang hình thức nuôi nhốt, trồng cỏ nuôi trâu, bò.