Tiếp cận giá trị rừng ở góc độ nhân văn, xã hội và văn hóa. Xuất khẩu sầu riêng tăng 19 lần. Giá gạo có thể tái lập kịch bản năm 2008, lên mức 1.000 USD/tấn. Đồng Tháp đặt mục tiêu giá trị sản xuất hoa kiểng đạt 7.000 tỷ vào 2025.
HÓA
Tiếp cận giá trị rừng ở góc độ nhân văn, xã hội và văn hoá
Ngày 29/7, tại Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Tọa đàm về bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế vùng đệm tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tổn thiên nhiên tại Việt Nam. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, lâu nay chúng ta vẫn tiếp cận rừng dưới góc độ lâm sinh, lâm nghiệp mà chưa tiếp cận theo giá trị đa dụng của hệ sinh thái. Do đó, cần có một góc nhìn khác để phù hợp hơn với thực tế hiện nay, không chỉ là kỹ thuật và còn ở góc độ nhân văn, xã hội, con người và văn hoá. Để có thể làm được điều đó thì mỗi địa phương đều cần có một tư duy mở, xóa bỏ tư duy địa phương nào càng có nhiều rừng thì địa phương đó càng khó khăn. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng cần nâng cao đời sống của người kiểm lâm để tương xứng với nhiệm vụ giữ màu xanh cho thế hệ hôm nay và mai sau. giá trị rừng
Cũng trong khuôn khổ chương trình Bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế vùng đệm , Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã có buổi khảo sát thực tế tại miền Tây Nghệ An, thăm triển lãm các hoạt động tuyên truyền bảo vệ rừng ở vườn quốc gia pù mát, trao tặng TV cho lực lượng kiểm lâm của vườn Quốc Gia Phù Mát và trao tặng Bản khe rạn 200 cây giống bản địa. giá trị rừng
XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG TĂNG 19 LẦN
Theo Tổng cục Hải quan, tính chung 6 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu rau quẩ đạt 2,68 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và tăng tới 60,1% so với cùng kỳ năm trước, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 1 tỷ USD. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu tăng cao đột biến, đặc biệt trong 2 tháng gần đây. Cụ thể, tháng 5 xuất khẩu đạt 332 triệu USD và tháng 6 đạt 375 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt 876 triệu USD, tăng gần 19 lần so với mức 44,2 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Riêng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đạt 835 triệu USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Sầu riêng sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu tỉ USD ngay trong năm đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, nhất là khi mùa sầu riêng Tây Nguyên sẽ bắt đầu cho thu hoạch vào quý 3.
Giá gạo có thể tái lập kịch bản năm 2008, lên mức 1.000Usd/tấn
Một tuần sau lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không thuộc dòng basmati của Chính phủ Ấn Độ, giá lúa gạo tại Việt Nam tăng mạnh. Ngày 27/7 giá gạo Việt tăng lên 558 USD một tấn, Thái Lan 603 USD, lần lượt tăng 145 USD và 205 USD so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo giá gạo 5% tấm Việt Nam có thể tăng lên 600 USD trong tháng tới. Theo Cục Trồng trọt, các doanh nghiệp nên tính đến kịch bản giá gạo năm 2008, có thể tái lập lên mức 1.000 USD/tấn trong thời gian tới.
Số liệu từ Hải quan Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm nay xuất khẩu gạo đạt hơn 4,2 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD, tăng trên 21% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng ước đạt 539 USD một tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2022 - mức cao nhất 10 năm qua.
ĐỒNG THÁP ĐẶT MỤC TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT HOA KIỂNG ĐẠT 7.000 TỶ VÀO 2025
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng hoa kiểng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu cụ thể với giá trị sản xuất ngành hàng hoa, kiểng đạt 7.000 tỷ đồng. Diện tích trồng hoa kiểng toàn tỉnh đạt trên 3.500ha, chủ yếu tập trung ở TP Sa Đéc đạt trên 1.100ha; huyện Lai Vung đạt trên 1.500ha, huyện Lấp Vò đạt trên 450ha, TP Cao Lãnh 50ha. Đồng thời thực hiện khảo nghiệm, chọn lọc và chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu từ 2 - 3 giống hoa, kiểng mới phù hợp điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; thực hiện chỉ dẫn địa lý cho một sản phẩm hoa, kiểng đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp.