Những đỉnh đá vôi cao ngất, tập trung chính ở các tỉnh phía Bắc, từ 'nóc nhà Đông Dương' Fansipan chạy dài đến tận vịnh Hạ Long, tạo ra hằng hà sa số danh thắng hùng vĩ. Do địa hình phức tạp, hệ sinh thái đá vôi tạo nên những tiểu vùng khí hậu, cùng với đó là hệ sinh thái đa dạng trên diện tích khoảng 400 nghìn ha được rừng che phủ.
Từ độ cao hơn 3.140m của đỉnh Fansipan đến những vùng đầm lầy ngập nước trong rừng U Minh, hệsinh thái Việt nam hiện lên sống động như một bức tranh, trong 167 khu bảo tồn thiên nhiên.
Là 1 trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao bậc nhất thế giới, Việt Nam đặc trưng bởi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đồng thời sở hữu nhiều loài động thực vật hoang dã đặc hữu, quý hiếm, tập trung chủ yếu trong 2,4 triệu ha rừng đặc dụng.
Quản lý hiệu quả hệ thống khu bảo tồn là nhiệm vụ hết sức quan trọng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt được các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
Từ xa xưa, đá vôi đã gắn bó mật thiết với người Việ Nam và đi vào nhiều truyền thuyết dân gian như sự tích Trầu cau.
Ngoài thực tế, núi đá vôi phân bố tại 24 tỉnh, thành phố nhưng chủ yếu tập trung ở phía Bắc.
Diện tích rừng núi đá, chủ yếu là núi đá vôi ở Việt Nam khỏang 1,15 triệu ha, trong đó diện tích có rừng che phủ là 35%.
Do địa hình phức tạp, hệ sinh thái đá vôi tạo nên những tiểu vùng khí hậu, với nhiệt độ trung bình năm thường dưới 20 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 6, 7, và lạnh nhất vào tháng 12, tháng 1.