Thích ứng hiệu quả với Lệnh 248, 249 để giữ vững thị trường Trung Quốc. Kiến nghị giữ mức tín dụng cho doanh nghiệp ngành gỗ. Giá tôm hùm 1,1 -1,2 triệu đồng/kg cao nhất 5 năm. Trứng gia cầm giảm 4.000 - 6.000/chục.
THÍCH ỨNG HIỆU QUẢ VỚI LỆNH 248, 249 ĐỄ GIỮ VỮNG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Sáng 15/8, tại Bạc Liêu, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản tổ chức Hội nghị “Xuất khẩu thủy sản thích ứng trong bối cảnh Trung Quốc triển khai Lệnh 248, 249 lệnh 248 249 và kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống SARS-CoV2”.Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Giám đốc Văn phòng SPS, kể từ khi Trung Quốc áp dụng lệnh 248, 249 lệnh 248 249 lệnh 248 249, quốc gia đông dân nhất thế giới đã không còn là thị trường xuất khẩu dễ tính với Việt Nam. Bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm các quy định liên quan đến dịch bệnh trên thủy sản hay vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép đối với hóa chất kim loại, lập tức doanh nghiệp có thể bị cấm xuất khẩu. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam cần phải thay đổi tư duy, cách tiếp cận để có thể giữ vững thị phần xuất khẩu sang quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này.Văn phòng SPS đề xuất các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hướng dẫn các cơ sở nuôi xây dựng quy trình phòng chống dịch bệnh trên thủy sản. Đồng thời tổ chức giám sát dịch bệnh ngay tại cơ sở nuôi theo yêu cầu của phía Trung Quốc, đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu.
KIẾN NGHỊ GIỮ MỨC TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH GỖ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm đạt 8,2 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.Khảo sát mới đây của các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho thấy, tới cuối tháng 7 lượng đơn hàng đã giảm 44,4% so với năm trước và dự báo sẽ tiếp tục giảm cho tới cuối năm.Trước những khó khăn mà doanh nghiệp ngành gỗ đang phải đối mặt, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giữ mức tín dụng cho doanh nghiệp ngành gỗ để các đơn vị duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ đến hạn; giãn tiền thuê đất; giãn nộp các tiền phí và không tính lãi nhằm duy trì dòng tiền của các doanh nghiệp.Về dài hạn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng vấn đề nguồn gốc lâm sản, khuyến khích phát triển rừng trồng gỗ lớn, không khai thác rừng non, đồng thời có biện pháp để ngăn chặn tình trạng sử dụng gỗ rừng trồng non trong sản xuất dăm gỗ....
Tại các chuỗi cửa hàng hải sản ở TP. HCM, tôm hùm xanh loại hai con một kg có giá 1,5 triệu đồng, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, loại 4 đến 5 con một kg được bán với giá 1,1 - 1,2 triệu đồng.Theo các hộ nuôi tôm ở Cam Ranh, Khánh Hòa, cách đây hai tháng, không có thương lái tới thu mua tôm nên phải bán với giá rẻ. Đợt này, giá cao nhưng số lượng lại giảm 30% và hiện tôm còn nhỏ nên chưa thể xuất bán.Thống kê của Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho thấy, toàn tỉnh có gần 63.500 lồng nuôi tôm hùm, chủ yếu là tôm hùm bông và xanh; sản lượng đạt 1.087 tấn một năm. Trong khoảng hai năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ tôm hùm diễn biến khó lường nên số lượng nuôi giảm.
TRỨNG GIA CẦM GIẢM 4.000 - 6.000/CHỤC
Sau thời gian tăng lên ở mức cao, giá nhiều loại trứng gia cầm tại vùng ĐBSCL hiện giảm 4.000-6.000 đồng/chục so với cách nay khoảng 1 tháng và đang được thương lái thu mua ở mức 21.000-26.000 đồng/chục.Trứng gà công nghiệp bán lẻ tại nhiều chợ, siêu thị và điểm kinh doanh trứng gia cầm có giá 28.000-35.000 đồng/chục. Trong khi đó, Giá bán lẻ trứng vịt ta và trứng gà ta ở mức 30.000-37.000 đồng/chục.Giá trứng giảm do nguồn cung dồi dào vì thời điểm này đàn gà và vịt tại nhiều địa phương cho lượng trứng khá lớn. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất trứng vịt muối cũng giảm nhu cầu thu mua do đã đủ nguyên liệu phục vụ thị trường dịp Tết Trung thu.