Những báo cáo thống kê thiệt hại khổng lồ về kinh tế và sinh mạng con người do thiên tai mưa lũ, sạt lở đất trong hơn một tuần qua gieo rắc thêm nỗi sợ hãi, ám ảnh và đau xót. Liệu tham vọng phát triển kinh tế có đang che lấp đi giá trị của những yếu tố căn cốt đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đó là rừng tự nhiên và hệ sinh thái?
Tin tức mưa lũ tuần qua: Thiên tai - Những nỗi đau và sự thức tỉnh
Thiên tai sạt lở đất, mưa lũ khiến 9 người chết…
Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt sụt…
Hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng….
Hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập;
Hàng nghìn tấn cá chết trắng sông Đồng Nai do mưa lũ.
Chỉ trong nửa tháng qua, thiên tai gieo rắc cho chúng ta những con số rùng rợn, ám ảnh và xót xa trên khắp 3 miền của tổ quốc.
Con người thì vẫn luôn nhỏ bé trước mẹ thiên nhiên, bởi thế mỗi lần mẹ thiên nhiên giận giữ là con người lại mất đi nhiều thứ. Đó không chỉ là tài sản, mà còn là sinh mạng và sự sợ hãi luôn thường trực đối với những người đang sống.
Thiên tai không chỉ ở miền Bắc, mà còn hoành hành ở khắp nơi trên cả nước. Sự bất thường và khốc liệt là cụm từ được miêu tả rõ nhất về tình trạng mưa lũ xảy ra tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Đăk Nông và Lâm Đồng, Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL… trong hơn một tuần qua.
Hàng trăm ngôi nhà bị sập, hư hỏng và ảnh hưởng. Mưa lớn, sạt lở đất, dông lốc đã làm cho hàng nghìn ha lúa, hoa màu, lồng bè và ao nuôi cá của người dân rơi vào cảnh trắng tay sau trận mưa lũ.
Những con số nén trong những tiếng thở dài……
Và cả những sự xót xa thương cảm……
Thiệt hại từ thiên tai mưa lũ, sạt lở đất tại Lâm Đồng
Tại tỉnh Lâm Đồng chỉ trong một tuần ngắn ngủi đã xảy ra sụt lún, trượt đất tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, với diện tích sạt trượt rộng hơn 2,5 ha. Cùng nhiều ngôi nhà lân cận bị sụt lún, nứt nẻ.
Nhưng điều đáng phải nhắc tới đó là vụ sạt lở kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc vào ngày 30/7 đã làm 4 người chết. Vụ sạt lở xảy ra đúng vị trí rừng đặc dụng đã bị san phẳng để canh tác cây sầu riêng. Có lẽ, chính quyền tỉnh Lâm Đồng, và nhiều địa phương khác cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong quản lý đất rừng tự nhiên và ứng xử với thiên nhiên. Liệu tham vọng phát triển kinh tế có che lấp đi giá trị của những yếu tố căn cốt đảm bảo phát triển bền vững.
Mất người…..
Mất của còn chưa đủ……..
Thiệt hại từ thiên tai mưa lũ, sạt lở đất khu vực Tây Nguyên
Chỉ riêng khu vực Tây Nguyên mỗi năm mất đi từ 5-6 nghìn ha rừng. Đồng nghĩa với việc sạt lở, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất sẽ ngày càng nguy hiểm và phức tạp theo từng năm. Trong khi đó, việc xây dựng bản đồ sạt lở ở các địa phương lại chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, việc phòng, chống thiên tai khó khăn chồng chất khó khăn.
Thiên tai có thể ập đến bất cứ lúc nào, và lấy đi của chúng ta bất cứ thứ gì.
Mưa lũ ập đến, Cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đều vào cuộc để ứng phó, khắc phục sự cố. Nhưng hậu quả nặng nề mà nó để lại phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khôi phục.
Cuối cùng gánh chịu hậu quả cũng chính là con người và đa phần trong số đó họ là những người dân nghèo, những người dân cư trú tại vùng sâu vùng xa, có điều kiện khó khăn.
Hơn bao giờ hết, cần một sự thức tỉnh về giá trị vô giá của việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Có như vậy, chúng ta mới không khoét sâu nỗi đau của mẹ thiên nhiên để đổi lấy những dự án kinh tế đơn thuần.
Xem thêm tin tức liên qua đến thiên tai, mưa lũ và sạt lở đất