Ông Lê Quốc Việt ở Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã trồng hàng chục giống lúa mùa bản địa không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học.
Trồng 40 giống lúa mùa theo phương pháp không phân, thuốc hóa học
Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, ông Lê Quốc Việt tại thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã quyết tâm khôi phục và trồng hơn 40 giống lúa mùa quý hiếm của miền Tây theo cách truyền thống là không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV, Không chỉ tạo ra hạt gạo hoàn toàn sạch mà địa điểm trồng lúa mùa của ông còn là nơi tham quan, nghiên cứu của sinh viên và các nhà khoa học.
Phát biểu Ông LÊ QUỐC VIỆT - Thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang: “Trồng lúa màu này cái nguyên nhân sâu xa từ ký ức xưa nên tôi muốn làm lại chỏ bản thân mình, cho người trẻ có 1 nơi để tìm hiểu về cách thức mà ông bà mình đã từng canh tác và sinh sống như thế nào”
Ông Lê Quốc Việt chia sẻ, để trồng lúa mùa bản địa theo cách truyền thống ngày xưa, ông đã thả bèo hoa dâu để làm phân hữu cơ, cho vịt và chim săn bắt sâu bọ, không áp dụng cơ giới trong sản xuất, mọi công đoạn đều làm bằng tay để đảm bảo hạt lúa khi làm ra hoàn toàn sạch.
Phát biểu Ông LÊ QUỐC VIỆT - Thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang: “Mình phục hồi lại mô hình này theo cách trồng hồi xưa nên mình trồng hoàn toàn giống hồi xưa là không sử dụng phân thuốc hóa học gì…”.
Phát biểu Ông LÊ VĂN DŨNG – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang: “Những giống lúa mùa bản địa đây là 1 nguồn gen rất quý cho công tác lai tạo giống, đặc biệt tại đbscl chỉ có chổ chú tư việt là có lưu trữ.”
Hiện tại, ông đã trồng được một số giống lúa mùa cho chất lượng gạo rất tốt để xuất bán ra thị trường như: Chim Rơi, Ba Bụi, Trắng Tép, Tàu Hương, Châu Hồng Vỏ… Trong đó, sản phẩm lúa mùa Móng Chim Rơi, Móng Chim Vàng đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, ông còn đang nghiên cứu cấy hai giống lúa dẻo và mềm cơm là Tào Hương và Nàng Thơm cồn Vĩnh Quới. Với 2,5ha đất, mỗi năm, ông xuất ra thị trường khoảng 20 - 30 tấn lúa mùa hữu cơ, đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.