Mô hình trồng lúa hữu cơ giống ST25 sử dụng mạ khay, máy cấy cùng máy bay không người lái cho năng suất lúa tươi đạt 65 tạ/ha, giá bán 12.000 đ/kg, giúp nông dân thu nhập 78 triệu đồng/ha, lợi nhuận gần 31 triệu đồng/ha.
Trồng lúa hữu cơ bao tiêu đầu ra nông dân lãi gần 31 triệu đồng/ha
Mô hình trồng lúa hữu cơ giống ST25 sử dụng mạ khay máy cấy cùng máy bay không người lái cho năng suất lúa tươi đạt 65 tạ/ha có giá bán 12.000 đ/kg, cho nông dân thu nhập 78 triệu đồng/ha, lợi nhuận gần 31 triệu đồng/ha.
Vụ Đông Xuân năm nay Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã hợp tác cùng Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, sử dụng giống lúa ST 25. Để thực hiện cán bộ kỷ thuật đã hướng dẫn các quy trình kỹ thuật sử dụng mạ khay máy cấy, với mạ 3 lá, 450 khay/ha, tương đương với 50 kg giống/ha. Việc áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ này làm cho đất được cải tạo, cây lúa phát triển cân đối, môi trường an toàn, hệ sinh thái đồng ruộng đảm bảo, có cá, ốc, cua đồng cùng sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Tuần - thôn Tiên Mỹ 2, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh
Mình làm theo hướng cấy này thì mình cấy xuống là có nước, chủ động nước nước có liên tục nên tục và phân này nó tạo thành lớp tảo, nó làm sục đất, con chuột cũng ít có mùi hội nó đỡ đến, cộng với lớp tảo nó nổi trên mặt nước đở phần cỏ ra, nên bàn con thấy lamg theo hướng hữu có này có khả thi và mong muốn nhân rộng để làm các vụ tiếp theo.
Ông Hồ Xuân Hiếu – Chủ tịch hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị
Chúng tôi hợp tác với người dân rất chặt chẽ để phối kết hợp cùng nhau trồng lúa hữu cơ và khó nhất là bảo quản chế biến tiêu thụ sản phẩm. Cái này một số công đoạn quy trình mỗi người dân không làm được ví dụ lúa gặt xong phải sấy, bảo quản phải kho điều hòa, rồi dây chuyền xay xát, chế biến phải đạt chuẩn, rất là khó, và đặc biệt là khâu hệ thống mạng lưới tiêu thụ. Lúa hữu cơ có giá cao gấp 3 lần lúa thông thường. Bước vào vụ hè thu chúng tôi vần tiếp tục, mở rộng ra các huyện trên địa bàn toàn tỉnh và phấn đấu đến 2025 vừa hữu cơ, vừa việt gap, vừa an toàn, và có nhiều thiết thực hơn nữa trong chuyện hợp tác với người nông dân.
Quá trình triển khai, máy bay không người lái cũng được sử dụng để phun chế phẩm sinh học như gừng, ớt, tỏi, đạm cá, nước thân cây lên men, canxi phốt phát xương, canxi vỏ trứng…. thay cho phân bón hoá học giúp cây lúa cứng cáp, hạn chế được sâu bệnh gây hại. So với lúa bà con canh tác theo lối thông thường thì cây lúa mô hình khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe, nhiều bông hữu hiệu. Năng suất lúa tươi đạt 65 tạ/ha được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá 12.000 đ/kg, cho nông dân nguồn thu nhập khoảng 78 triệu đồng/ha, lợi nhuận gần 31 triệu đồng/ha.
Ông Võ Văn Long: Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh
Trên có sở thực tế vụ đông xuân năm 2023 thì định hướng sắp tới vụ hè thu 2023 thì chính quyền địa phương cùng với các hợp tác xã quyết tâm mở rộng và nhân rộng mo hình này, quyết tâm của địa phương là 60 ha trong vụ sản xuất hè thu 2023 mỗi hợp tác xã cũng phải đồng hành cùng chính quyền địa phương, bên cnahj đó mong muốn các cấp các ngành, đặc biệt các cơ quan chuyên môn cùng đồng hành có hỗ trợ kích cầu cùng với bà con nông dân để thực hiện tốt mô hình này không chỉ trên địa bàn xã Vĩnh Lâm mà cả trên địa bàn huyện Vinh Linh.
Ông Nguyễn Phú Quốc – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị
chỉ đạo của ngành trong thời giai tới là vẫn tiếp tục phối kết hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền và phấn đấu nỗ lực bằng hệ thống quản lý nhà nước tập trung vận động bà con với những chân đất đủ điều kiện về giao thông nội đồng, tưới tiêu và quy hoạch liền vùng, liền khoảnh để có cánh đồng lớn tổ chức tập trung sản xuất lúa hữu cơ. Các cơ quan đơn vị thuộc ngành phải tập trung hướng dẫn các quy trình, các tiến bộ kỷ thuật cho bà con để triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ. Tuy nhiên để sản xuất lúa hữu có có tính bền vững, chắc chắn không thể thiếu được các doanh nghiệp tham gia vào trong chuỗi để vừa cung ứng các dịch vụ sản phẩm vừa bao tiêu đầu ra, vì vậy ngành cũng sẽ kêu gọi, mời gọi các doanh nghiệp.
Thành công của mô hình này sẽ giúp các địa phương khác học tập nhân rộng. Mô hình cũng giúp các hộ dân tiếp nhận kỹ thuật được chuyển giao, nâng cao năng lực, trình độ thâm canh cho nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Quảng Trị.