Hiện nay nhiều diện tích trồng mía chục tại Hậu Giang bắt đầu thu hoạch. Năm nay giá mía chục cao nên bà con có thu nhập ổn định, mỗi ha bà con lợi nhuận khoảng vài chục triệu đồng.
Vừa bán xong 1,5 công mía Roc 16 theo hình thức mía chục, trừ hết các chi phí đầu tư anh Lý Hoàng Ngoan huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang lãi hơn 15 triệu đồng. Anh Ngoan cho biết, trồng mía chục có thời gian ngắn hơn trồng mía đường, 2 năm có thể trồng được 3 vụ và giảm được chi phí nhân công thu hoạch.
Phát biểu: Ông LÝ HOÀNG NGOAN - Xã Hiệp Hưng huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “So nay với mía đường thì mình lời hơn nhiều lắm, như mình trồng mái đường thì bán 1200-1300 mà tốn chi phí nhân công hết 200-300 rồi, còn mía chục này thì thương lái thuê nhân công thu hoạch mình không tốn tiền thu hoạch”
Theo thống kê vụ mía 2023, Huyện Phụng Hiệp xuống xuống được 3.617ha giảm gần 1000ha so với niên vụ trước, riêng diện tích tích trồng mía chục khoảng 600ha, tổng sản lượng mía khoảng 60 ngàn tấn.
Hiện thương lái vào tận ruộng thu mua mía chục với giá từ 2000-2300 đồng/kg ( tùy chất lượng mía) hoặc mua mảo với giá 22 triệu đồng/công. Đây được xem là giá bán cao nhất từ trước đến nay, với năng suất 100 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí, mỗi ha trồng mía chục bà con lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.
Phát biểu: Ông BÙI HOÀNG TƯ - HHuyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Phấn thuốc đồ nó cũng mắt lắm, trồng mía chục chi phí cao hơn mía đường lắm, nhưng đánh lá vô chân mình phải làm mấy lần để cho cây mía thẳng bán mới được. Mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng bù lại giá bán năm nay cao nông dân cũng sống được, chứ như mía đường nông dân không làm nổi đâu”
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hậu Giang, huyện Phụng Hiệp đang tổ chức quy hoạch lại vùng mía. Theo đó, huyện sẽ duy trì vùng nguyên liệu mía khoảng 3000ha, sản lượng khoảng 300 ngàn tấn.
Phát biểu: Ông TRẦN VĂN TUẤN - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Theo nghị quyết của huyện ủy thì từ nay đến năm 2025 huyện sẽ giữ lại vùng nguyên liệu mía cho nhà máy đường khoảng 2500-3000 ha, những diện tích còn lại ở những khu vực phù hợp sẽ vận động nông dân trồng mía chục. theo quy hoạch thì huyện cũng đã chọn được hai đia phương là xã Phụng Hiệp, một phần xã Hiệp Hưng và thị trấ Cây Dương. Những nơi này mía chục cho năng suất và chất lượng tốt, về thu nhập thì mía chục cho hiệu quả kinh tế cao.”
Ngành mía đường đang gặp khó, chính vì thế quy hoạch lại vùng trồng mía là việc làm đang được quan tâm hiện nay. Việc người dân phát triển mô hình trồng mía chục được xem là giải pháp hiệu quả, giúp người dân trồng mía ở Phụng Hiệp có thể gắn bó lâu dài với cây trồng này