Cây na được canh tác theo hướng rải vụ, trái to sẽ cho thu hoạch trong tháng 8, còn trái nhỏ sẽ thu hoạch vào dịp cuối năm.
Trồng na rải vụ trái to trái nhỏ xen kẽ, nông dân không lo mất giá
Những trái na to nhỏ xen kẽ là hình ảnh điển hình tại vườn na được canh tác theo hình thức thâm canh rải vụ của gia đình ông KIỀU THƯỢNG CHẤT ở xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Trái to sẽ cho thu hoạch trong tháng 8, còn trái nhỏ sẽ thu hoạch vào dịp cuối năm. Đây là kết quả sau gần 2 năm ông Chất phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên thực hiện mô hình "Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh Na rải vụ.
Phỏng vấn ông KIỀU THƯỢNG CHẤT
"Rải vụ" là kỹ thuật canh tác để giúp có thêm vụ na cuối năm với chất lượng quả tốt nhất. Và quan trọng hơn, cách làm này giúp người trồng na ở Võ Nhai giải quyết bài toán "được mùa, mất giá". Bên cạnh những lợi ích to lớn, trồng na rải vụ cũng đòi nông dân có kỹ thuật khi phải Áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác như cưỡng bức cắt tỉa cành, tuốt lá cưỡng bức; sử dụng vật liệu giữ ẩm,… Đặc biệt, phải đầu tư nhiều công chăm sóc hơn thông thường.
Phỏng vấn ông KIỀU THƯỢNG CHẤT
Được triển khai từ tháng 11 năm 2021 đến nay, mô hình đã cung cấp Na chất lượng cao kéo dài thời gian cho thu hoạch, giá trị sản phẩm tăng từ 10% trở lên. Chất lượng quả to đều mẫu mã đẹp và ngọt đậm hơn, giá bán bình quân ở các trà sớm và muộn sẽ cao hơn chính vụ từ 5.000 - 10.000 đ/kg. Tuy chi phí vật tư đầu vào của thâm canh na rải vụ cao hơn 6.000.000 đồng so với thông thường, nhưng sau khi trừ chi phí, nông dân trồng na rải vụ có thể thu lãi hơn 250 triệu đ/ha.
Phỏng vấn PGĐ Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên
Dự án “Ứng dụng KHKT xây dụng mô hình thâm canh cây Na rải vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” bước đầu đã có thành công, có sản phẩm na rải vụ đem lại giá trị cao hơn so với chính vụ tại địa phương. Qua đó, tạo thêm việc làm cho người dân có thu nhập cao từ việc thu hoạch na trái vụ, góp phần giúp người dân trong vùng vươn lên làm giàu.