Việt Nam là một quốc gia tích cực trong hoạt động để hình thành cũng như hoàn thiện các thể chế chính sách môi trường để đảm bảo sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Hội thảo Giáo dục, truyền thông và văn hóa an toàn thực phẩm
Hướng tới nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tiêu thụ nông sản an toàn tại Việt Nam.
Tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) cùng Dự án an toàn thực phẩm vì sự phát triển (SAFEGRO) phối hợp với Vụ Xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) tổ chức Hội thảo quốc gia về Giáo dục, Truyền thông và Văn hoá an toàn thực phẩm với sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán trong sản xuất, kinh doanh, ăn uống lạc hậu, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Đồng thời nâng cao đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.
Ông NGUYỀN NHƯ TIỆP, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường – Phó Ban chỉ đạo Dự án
Với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị thì an toàn thực phẩm của Việt nam được cải thiện như phát biếu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trước đó là trong những năm gần đây được cải thiện rất đáng kể và có những chuyển biến tích cực bền vững. Thể hiện ở những chỉ số về giám sát, số mẫu vi phạm, số cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, số cơ sở kí cam kết đều có tăng trưởng bền vững.
Chúng ta thấy rằng, để có được kết quả đó thì công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về đảm bảo an toàn thực phẩm đã được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Chỉ theo thống kê của ngành nông nghiệp thì các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm đã được thực hiện ở các cấp, các ngành đối với mội đối tượng từ người nông dân sản xuất đến chế biến ở trong các cơ sở nhỏ lẻ và kể cả các cơ sở nông nghiệp cũng như đối với các khâu phân phối, tiêu thụ.
Số lượng các sản phẩm truyền thông rất nhiều và đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của các báo đài từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi đánh giá điểm được lớn nhất là nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong toàn thể nhân dân được nâng cao.
Ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, thực trạng về vấn đề giáo dục, truyền thông, văn hoá an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm hiện nay là thiếu chiến lược, chiến dịch, chương trình chuyên biệt về giáo dục, truyền thông gắn với xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm.
Ông Tiệp cũng chỉ ra rằng, phần quy định, hướng dẫn về xây dựng văn hoá an toàn thực phẩm các cấp độ hiện nay vẫn còn thiếu. Trong đó bao gồm cơ quan quản lý, hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa.
Ông NGUYỀN NHƯ TIỆP, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường – Phó Ban chỉ đạo Dự án
Việt Nam cũng là một quốc gia tích cực trong hoạt động để hình thành cũng như hoàn thiện các thể chế chính sách môi trường để đảm bảo sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Cái hoạt động đầu tiên, phải nói là Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới thì trọng tâm là công tác phổ biến về quy định, thông tin về thị trường, truyền thông, biểu dương những cơ sở, mô hình làm tốt rồi quảng bá những sản phẩm tốt để là động lực cho việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các tác nhân trong chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông lâm thực phẩm an toàn.
Tại cuộc hội thảo, đại diện các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp cũng trình bày báo cáo, tham luận về công tác giáo dục, truyền thông, văn hóa an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản ở Việt Nam.
Chuyên gia của Canada cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác giáo dục, truyền thông, văn hóa an toàn thực phẩm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện hiệu quả giáo dục, truyền thông an toàn thực phẩm tại Việt Nam.