Cà Mau xây kè chắn sóng ngoài đê biển Tây, giúp bảo vệ khu vực thường bị sạt lở và giảm sóng để bảo vệ đất liền.
Xây kè chắn sóng, bảo vệ cho 129.000 ha đất nông, lâm, ngư nghiệp
Cà Mau xây kè chắn sóng ngoài đê biển Tây, giúp bảo vệ khu vực thường bị sạt lở và giảm sóng để bảo vệ đất liền.
Cà Mau có đường bờ biển dài hơn 254 km, trong đó bờ biển Tây gần 108 km nằm trên địa phận huyện Trần Văn Thời, Phú Tân và U Minh. Ngoài vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng, đê biển cùng với hệ thống rừng phòng hộ giúp ngăn mặn, bảo vệ hơn 26.000 hộ dân với gần 129.000 ha đất sản xuất nông lâm và ngư nghiệp. Tuy nhiên, trước tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng khiến tuyến đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều vị trí sạt lở đã đến chân đê và nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.
Phát biểu Ông BÙI VĂN ĐÔNG - Hạt trưởng Hạt Quản lý Đê điều, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau: “Hiện nay theo thống kê có các điểm sạt lở từ Đá Bạc hướng về kinh Xào Lưới, đoạn thứ hai từ xào Lưới về Ba tỉnh, đoạn thứ 3 từ Hương Mai về Tiểu Dừa, đây là những đoạn có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng… ”
Bên cạnh việc hỗ trợ của Trung ương trong việc đầu từ các công trình kiên cố để ứng phó với sạt lở thì tỉnh Cà Mau cũng triển khai nhiều công trình ứng phó tại các điểm sạt lở nghiêm trọng, tỉnh Cà Mau đưa ra giải pháp xây thêm kè chắn sóng bên ngoài đê biển Tây, nhờ đó góp phần giúp giảm cấp sóng cho đê biển và bảo vệ đất liền.
Phát biểu Ông NGUYỄN THANH TÙNG – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi tỉnh Cà Mau: “Từ năm 2010 đến nay đã triển khai rất nhiều giải pháp để bảo vệ bờ biển, trong đó giải pháp kè Li Tâm đang là hiệu quả nhất, chúng tôi đã làm được khoảng 44km kè với kinh phí khoảng 1300 tỷ ở đê biển Tây”
Hiện nay Cà Mau đang rất cần sự hỗ trợ để của Trung Ưởng để tiếp tục xây thêm hơn 100km kè chắn sóng và nâng cấp chân đê tại những nơi có nguy cơ sạt lở trong thời gian tới. Việc nâng cấp chân đê và xây kè chắn sóng sẽ giúp người dân yên tâm trong sản xuất và sinh sống nơi ven biển.