| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau

Gần 40 tỷ đồng khắc phục sạt lở đê biển Tây

Thứ Hai 01/08/2022 , 07:51 (GMT+7)

Cà Mau cần gần 40 tỷ đồng khắc phục tình trạng sạt lở tại đê biển Tây đoạn từ Cống Kênh Mới đến bờ bắc cống Đá Bạc và Vàm Tiểu Dừa.

Tỉnh Cà Mau, vừa ký ban hành Quyết định hỏa tốc về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau, đoạn từ bờ nam cống Kênh Mới đến bờ bắc cống Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời) và khu vực Vàm Tiểu Dừa (huyện U Minh). Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau, vừa ký ban hành Quyết định hỏa tốc về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau, đoạn từ bờ nam cống Kênh Mới đến bờ bắc cống Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời) và khu vực Vàm Tiểu Dừa (huyện U Minh). Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, vừa ký ban hành Quyết định hỏa tốc về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau, đoạn từ bờ nam cống Kênh Mới đến bờ bắc cống Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời) và khu vực Vàm Tiểu Dừa (huyện U Minh). Ít nhất đây là lần thứ 5 trong 7 năm gần đây, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp nêu trên liên quan đến tình trạng sạt lở đê biển Tây.

Tại các khu vực công bố, thuộc địa bàn 2 huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh bao gồm 5 vị trí sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài gần 2.700m, tổng kinh phí thực hiện gần 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Sạt lở đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đê biển Tây, có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân tại khu dân cư tập trung Vàm Đá Bạc và Sào Lưới.

Bên cạnh đó, các công trình đê điều, công trình PCTT  (đê biển Tây), hệ thống lưới điện, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học… cũng bị ảnh hưởng.

Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt mưa dông kết hợp triều cường, sóng dữ vào ngày 11 và 12/7/2022. Thời điểm trên, sóng dữ vượt ngưỡng dâng cao khoảng 1,7m tràn qua dãy kè biển tấn công đê biển Tây. Tình trạng tương tự cũng xảy ra vào đầu tháng 8/2019 gây sạt lở nghiêm trọng nhiều vị trí ven đê biển Tây, buộc tỉnh Cà Mau khi đó phải ban bố tình huống hộ đê khẩn cấp.

Cà Mau cần đầu tư gần 40 tỷ khắc phục những đoạn sạt lở. Ảnh: TL.

Cà Mau cần đầu tư gần 40 tỷ khắc phục những đoạn sạt lở. Ảnh: TL.

Chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của tình trạng sạt lở tái diễn nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng liên quan huy động các nguồn lực để ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Trong đó, cần ưu tiên huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn, tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn, nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm.

Đồng thời, thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở. Huy động mọi nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai) để xử lý khẩn cấp bước đầu hạn chế sạt lở và các biện pháp cần thiết khác.

Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công trình theo tình huống khẩn cấp, đồng thời phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh: Khoanh vùng khu vực bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm và có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, thiết lập hành lang an toàn, lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, bố trí lực lượng trực, theo dõi diễn biến sạt lở.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, trao đổi với NNVN. Ảnh: Văn Vũ.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, trao đổi với NNVN. Ảnh: Văn Vũ.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở KH-ĐT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để triển khai các công trình khẩn cấp ứng phó, khắc phục hậu quả do sạt lở.

Huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh có trách nhiệm: vận động, sơ tán người và di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm (phía ngoài đê), thông báo, cắm biến cảnh báo, biển giới hạn tải trọng xe…

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, hiện nay đơn vị đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục một số điểm sạt lở tại khu vực từ cống Kênh Mới đến bờ bắc cống Đá Bạc, tạm ứng từ nguồn ngân sách của địa phương, tổng kinh phí sửa chữa dự kiến khoảng 37 – 40 tỷ đồng.

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hơn 300 cơ sở ở Thái Nguyên vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 320 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bình luận mới nhất