EC đề nghị phạt dừng xuất khẩu, thậm chí tăng mức phạt về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Mức phạt cao hơn mức lợi vi phạm mới có tính răn đe
EC đề nghị phạt dừng xuất khẩu, thậm chí tăng mức phạt về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Đợt thanh tra vào tháng 10 vừa qua, EC khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy nhiều chuyển biến tích cực trong xử lý IUU.
Cụ thể,số vụ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm 50% so với năm 2022. Những chuyển biến trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản cũng được EC ghi nhận. Tuy nhiên, về mức xử lý vi phạm hành chính EC chưa đồng tình.
PV: "Trong 442 trường hợp mất kết nối mới xử lý được 46 tàu, nên việc phát hiện, xử lý tàu cá vi phạm cần quyết liệt hơn, bám sát nghị định 42, tăng mức phạt để mang tính răn đe.’
Ngoài bám sát Nghị định 42 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, Bộ NN-PTNT trình Chính phủ giao cho các địa phương kiểm tra, đánh giá và xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
PV: ‘Vừa rồi chúng ta chỉ căn cứ vào văn bản vi phạm pháp luật của an toàn thực phẩm và họ không đồng tình thế. Phải xử lý ngay để họ thấy một tinh thần cầu thị và thực sự mong muốn có một ngành thủy sản phát triển bền vững. Họ cũng thấy rằng là chúng ta hành động hết sức khẩn trương để cái đợt thanh tra lần sau chúng ta có kết quả tốt hơn.’
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ NN-PTNT chủ động, quyết liệt hơn để khi thanh tra thì chúng ta đã đủ điều kiện đầy đủ cho lần thanh tra tiếp theo. hy vọng 6 tháng sau, vào đợt thanh tra lần thứ 5, Việt Nam sẽ gỡ được thẻ vàng sau 6 năm.