| Hotline: 0983.970.780

Viện Thú y - 45 năm xây dựng và phát triển

Thứ Tư 08/01/2014 , 10:23 (GMT+7)

Đúng ngày này (8/1) cách đây tròn 45 năm, Bộ Nông nghiệp đã ra quyết định số 02 NN-QĐ thành lập Viện Thú y ngày nay.

Đúng ngày này (8/1) cách đây tròn 45 năm, Bộ Nông nghiệp đã ra quyết định số 02 NN-QĐ thành lập Viện Thú y ngày nay. 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ngành Thú y do Bộ Canh nông của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý; cơ quan trung ương của ngành thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán bệnh và chế vác xin cho các tỉnh Bắc Bộ. Sau đó, Chính phủ quyết định thành lập Viện kháng nhiễm Thú, Ngư.

Sau hòa bình lập lại, Phòng Thú y nằm trong Viện Khảo cứu Nông Lâm. Năm 1959, Viện sáp nhập vào trường ĐH Nông Lâm hình thành Học viện Nông Lâm.

Năm 1962, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam được thành lập, Bộ phận nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi Thú y được tách ra khỏi trường và trở thành Ban Chăn nuôi Thú y của Viện Khoa học Nông nghiệp.

Ngày 08 tháng 1 năm 1969, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ra quyết định số: 02 NN-QĐ tách Ban Thú y, thành lập Viện Thú y ngày nay.

Hiện nay, Viện Thú y có trụ sở chính đóng tại Hà Nội và các đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Thú y, Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương và Phân viện Thú y miền Trung (Nha Trang, Khánh Hoà). 


VIỆN TRƯỞNG - PGS.TS. PHÙNG QUỐC CHƯỚNG

NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KH-CN QUA CÁC THỜI KỲ

1. Giai đoạn trước 1975

Trước những năm 1980, là thời kỳ mở đầu khó khăn cho công tác nghiên cứu khoa học, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, Viện đã đạt được một số thành tựu quan trọng như: Các đề tài nghiên cứu về vi rút gồm Dịch tả lợn, Newcastle, dịch tả vịt và nhiều loại vác xin mới được đưa vào SX sử dụng như Newcastle hệ I, Lasota, vác xin Dại Flury LEP... Lĩnh vực vi trùng đã phát triển được công nghệ SX vác xin đóng dấu lợn II, vác xin phòng bệnh do Leptospira gây ra... Viện cũng nghiên cứu nhiều đề tài về ký sinh trùng, đông y, xác định căn nguyên của nhiều bệnh mới.

2. Giai đoạn 1975 - 1998

Các đề tài nghiên cứu giai đoạn này đều nằm trong các chương trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước với sự phối hợp của nhiều cơ sở nghiên cứu và do Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN quản lý.

Một số nhiệm vụ đã được Viện triển khai có hiệu quả trong giai đoạn này gồm: Điều tra tình hình dịch bệnh, đặc biệt là bệnh LMLM, tụ huyết trùng, ký sinh trùng đường máu... trên gia súc; nghiên cứu áp dụng các phương pháp huyết thanh học mới như CATT, ELISA để chẩn đoán và điều tra bệnh, đề ra qui trình phòng trị bệnh cho đàn trâu bò ở các địa phương...

Đối với các bệnh trên lợn: Viện đã nghiên cứu cải tiến kỹ thuật SX và sử dụng thuật vác xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm chính ở đàn lợn như dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn...; nghiên cứu và điều trị thành công nhiều loại bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp, hội chứng rối loạn sinh sản..., đồng thời SX nhiều loại vác xin mới phòng bệnh cho đàn lợn...

Đối với bệnh trên gia cầm, bệnh Nescastle giai đoạn này gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Viện đã đưa ra được lịch tiêm phòng kết hợp vác xin Lasota với vác xin Newcastle hệ 1 có hiệu quả, đồng thời nghiên cứu SX và ứng dụng thành công vác xin Newcastle chịu nhiệt...

Nhiều nghiên cứu dịch tễ, SX vác xin phòng bệnh mới trên gia súc gia cầm cũng đã tiến hành thành công đối với nhiều bệnh mới như Gumboro, Marek, bệnh Mycoplasmosis (CRD), bệnh cầu trùng (Coccidiosis)... Viện cũng nghiên cứu, SX nhiều loại vác xin phòng bệnh cho nhiều loại vật nuôi khác như vác xin chó dại; điều tra tình hình các dịch bệnh trên thủy sản...

3. Giai đoạn 1999-2004

Đây là giai đoạn nhiều loại dịch bệnh mới nguy hiểm trên gia súc, gia cầm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh “tai xanh” trên lợn (PRRS), cúm gia cầm...

Viện đã chủ trì thực hiện có hiệu quả nhiều đề tài cấp Nhà nước như: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ SX vác xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và ứng dụng kỹ thuật gen xác định type vi rút LMLM; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ SX và sử dụng Kit chẩn đoán một số bệnh nguy hiểm ở vật nuôi. Viện đã chủ trì thực hiện 7 đề tài trọng điểm cấp Bộ và hàng năm, thực hiện 15- 17 đề tài thường xuyên. Trong khoảng thời gian này cũng là thời kỳ tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước như: Dự án JICA - Viện Thú y, Dự án Bỉ - Viện Thú y, Dự án Úc - Viện Thú y, Dự án CIRAD - Viện Thú y, DANIDA...

Giai đoạn này, Viện tập trung nghiên cứu các loại vi rút dịch tả lợn, PRRS, cúm gia cầm; chế tạo thành công vác xin phòng bệnh phù đầu lợn do vi khuẩn E.coli... Nhiều thành tựu về lĩnh vực KH-CN, ký sinh trùng, vi trùng, vệ sinh thú y cũng đã được Viện nghiên cứu ứng dụng thành công như: áp dụng công nghệ máy li tâm siêu tốc, máy nhân - khuếch đại gen, máy phân tích kết quả PCR, máy giải mã trình tự ADN, máy ELISA... giúp công tác chẩn đoán, phân tích bệnh ngày càng chính xác, hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ của Viện Thú y giai đoạn này có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trên nhiều lĩnh vực chuyên sâu và khó như: Siêu vi trùng, vi trùng, ký sinh trùng, miễn dịch, bệnh lý, sinh học phân tử và vệ sinh thú y.

4. Giai đoạn 2005 - 2014

Kể từ khi dịch cúm gia cầm (CGC) tại Việt Nam (2003), Hội chứng rối loại sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) năm 2008 và bệnh LMLM ở gia súc bùng phát, Viện đã tập trung nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học để phòng, chống bệnh.

Về Cúm gia cầm, Viện tập trung nhiều chương trình nghiên cứu dịch tễ, giám sát sự lưu hành các chủng vi rút CGC, đồng thời tiến hành nghiên cứu chế tạo vacxin CGC A/H5N1 vô hoạt bằng chủng phân lập tại Việt Nam.

Về Hội chứng PRRS, nổi bật có công trình Nghiên cứu mối liên quan giữa hội chúng rối loại hô hấp, sinh sản ở lợn (PRRS) với một số vi khuẩn gây bệnh kế phát và xác định biện pháp phòng, trị bệnh; đề xuất nghiên cứu SX văc xin nhược độc phòng Hội chứng PRRS ở lợn.

Về bệnh LMLM, các đề tài đã được thực hiện như: Nghiên cứu xác định sự lưu hành của virut LMLM ở Việt Nam; Khảo nghiệm vacxin LMLM nhị type (O và Asia1) trên vật nuôi...

Ngoài ra, Viện còn triển khai nhiều đề tài nghiên cứu về vi khuẩn học, chế tạo thử nghiệm thành công vac xin đa giá phòng bệnh viêm phổi lợn, vác xin phòng bệnh tiêu chảy, phù đầu ở lợn, vac xin tụ huyết trùng gia cầm bằng vi khuẩn phân lập tại Việt Nam.

5. Thành tựu trong công tác hợp tác quốc tế

Viện đã thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế (HTQT), đào tạo cán bộ chuyên môn với nhiều nước và tổ chức trên thế giới như: Nhật Bản, Bỉ, Úc, Pháp, Nga, Hungary, Đức, Anh, Mỹ, Hàn Quốc..., với nhiều dự án đã được triển khai như dự án JICA-NIVR, dự án Bỉ - Viện Thú y, dự án Úc – Viện Thú y...

Trong 10 năm gần đây, Viện đã tham gia nhiều dự án HTQT lớn như: Dự án Nghiên cứu về hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và phòng chống bệnh CGC ở một số nước có liên quan tại châu Á; Dự án Sinh thái và dịch tễ học của bệnh CGC ở các nước đang phát triển (GRIPAVI); Dự án Hiện trạng vệ sinh giết mổ gia cầm quy mô nhỏ tại một số nước đối tác Châu Á...

6. Công tác chuyển giao KH-CN

Bắt đầu từ cuối năm 2000, được sự giúp đỡ tích cực của JICA, hàng năm các chuyên gia JICA và Viện đã chuyển giao các công nghệ như: Chẩn đoán dịch tả lợn, chẩn đoán bệnh Tụ huyết trùng ở vật nuôi... Đồng thời được Bộ NN-PTNT giao thực hiện chương trình khuyến nông thú y trên địa bàn nhiều tỉnh trên cả nước…

Đây là chương trình có ý nghĩa lớn nhằm hướng dẫn cơ sở thực hiện mô hình an toàn dịch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Viện cũng thực hiện công tác đào tạo cho mạng lưới thú y địa phương với hàng nghìn cán bộ thú y thuộc các trình độ khác nhau trên cả nước.

7. Thành tựu trong công tác đào tạo sau đại học

Từ năm 1992 đến 2004, Viện đã đào tạo và tổ chức bảo vệ thành công cấp Nhà nước cho 38 tiến sĩ nông nghiệp chuyên ngành thú y. Viện còn tham gia công tác đào tạo thạc sĩ thú y với Viện KH-KT Nông nghiệp Việt Nam và nhiều trường đại học trong cả nước

Đến nay, Viện Thú y đã đào tạo được 75 tiến sĩ các chuyên ngành Vi sinh học thú y, ký sinh trùng học thú y, Dịch tễ học Thú y. Hiện có 10 nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ tại Viện.

Hiện tại, Viện Thú y (không kể các đơn vị trực thuộc) có đội ngũ 81 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trong đó có 4 Phó Giáo sư, 20 tiến sĩ, 16 thạc sĩ và nhiều tiến sĩ, thạc sĩ đang được đào tạo trong và ngoài nước. Đây là lực lượng cán bộ khoa học đáng tự hào cho xây dựng và phát triển Viện lâu dài.

Qua 45 năm lao động sáng tạo, với những đóng góp cho khoa học và SX, Viện Thú y đã được Đảng, Chính phủ và xã hội đánh giá cao, được Chủ tích Nước tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Năm 2005, Viện vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tập thể các nhà khoa học Vi trùng học thú y, Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho tập thể các nhà khoa học Ký sinh trùng học thú y, Giải thưởng Kovalepxkaia cho tập thể cán bộ khoa học nữ của Viện.

Nhiều công trình khoa học khác tuy không nhận giải thưởng, nhưng cũng đã và đang lưu giữ trong các kỷ yếu, tạp chí khoa học là những tài liệu quý giá chỉ dẫn các hoạt động của ngành, giải quyết các vấn đề thực tiễn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, Viện Thú y có đủ cơ sở để tự hào và tin tưởng rằng với nền tảng lịch sử hàng trăm năm của ngành Thú y Việt Nam, với những thành tựu quan trọng về nghiên cứu phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh ở động vật và đào tạo sau đại học đã đạt được, Viện Thú y sẽ ngày càng có nội lực mạnh mẽ hơn để thực hiện nhiệm vụ mà Bộ NN-PTNT giao.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm