| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Lào tăng cường phối hợp trong lĩnh vực lâm nghiệp

Thứ Sáu 22/12/2023 , 14:30 (GMT+7)

Ngày 22/12, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa Bộ NN-PNTN và Bộ Nông Lâm nghiệp Lào.

Bên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa Việt Nam và Lào có thời hạn trong vòng 5 năm. Ảnh: L.K.

Bên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa Việt Nam và Lào có thời hạn trong vòng 5 năm. Ảnh: L.K.

Việt Nam và Lào có đường biên giới dài khoảng 2.340km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam, tiếp giáp 10 tỉnh phía Lào với 7 cửa khẩu quốc tế và 6 cửa khẩu chính. Phần lớn tuyến biên giới giữa 2 nước đều đi qua đỉnh hoặc triền núi và chủ yếu là qua rừng tự nhiên.

Với vị trí, vai trò và tiềm năng rất lớn, nhưng diện tích rừng khu vực biên giới đang đứng trước các thách thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gỗ và lâm sản còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương.

Trong giai đoạn từ năm 2009 - 2023, được sự đồng ý của Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông Lâm nghiệp Lào, Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, những năm qua, Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác ở cả cấp trung ương và địa phương trong lĩnh vực bảo vệ rừng và thương mại lâm sản của hai quốc gia, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước láng giềng.

“Các nội dung trong kế hoạch hành động giữa hai Cục đã được triển khai tốt và mang lại những kết quả khả quan. Qua đó đã góp phần giảm đáng kể các vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ, động vật hoang dã dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào. Việc hợp tác của 2 đơn vị nhận được sự đánh giá cao, bước đầu thu hút được sự quan tâm của cơ quan, tổ chức quốc tế có liên quan; tạo điều kiện cho việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật quốc tế”, ông Nghĩa nói.

Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã qua biên giới 2 nước còn diễn ra tại một số địa phương giáp ranh. Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã và đang phải đối mặt với nạn săn, bắn và buôn bán trái phép, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Các đối tượng buôn bán trái phép loài hoang dã đang có dấu hiệu liên kết thành mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia.

Việc hợp tác giữa Việt Nam và Lào sẽ góp phần thúc đầy phát triển bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ảnh: L.K.

Việc hợp tác giữa Việt Nam và Lào sẽ góp phần thúc đầy phát triển bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ảnh: L.K.

Cùng với đó, nhiều hoạt động hợp tác triển khai tại địa phương chưa được tổng hợp, cập nhật. Công tác báo cáo, đánh giá định kỳ chưa được thực hiện thường xuyên và thống nhất. Chất lượng, hiệu quả một số nội dung phối hợp giữa các cấp xã chưa cao, còn mang tính hình thức, phối hợp mới chỉ dừng lại ở góc độ giao lưu, chưa đề ra được nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác bảo vệ rừng ở vùng biên giới…

Để phát huy truyền thống và những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác, phối hợp trong những năm qua, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông Lâm nghiệp Lào đã thống nhất ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp trong vòng 5 năm và sẽ gia hạn thêm 5 năm theo thoả thuận bằng văn bản của hai bên, trừ khi một trong hai bên gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hiệu lực trong vòng 6 tháng trước khi hết hạn.

Mục đích hợp tác trong biên bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó tập trung vào quản lý, phục hồi rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, thực thi pháp luật về lâm nghiệp, bảo vệ rừng, kiểm soát, ngăn chặn buôn bán và vận chuyển bất hợp pháp gỗ, lâm sản và động vật hoang dã.

Trong biên bản ghi nhớ này có 9 lĩnh vực hợp tác khác nhau trên cơ sở hình thức hợp tác duy trì cơ chế chia sẻ thông tin; trao đổi công tác chuyên môn giữa cán bộ quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia; tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tập huấn. Các hình thức hợp tác khác do hai bên thống nhất.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị, lễ ký kết biên bản ghi nhớ lần này là một sự kiện quan trọng. Đây là cơ sở cho 2 bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường, phát triển chế biến, thương mại lâm sản, ngăn chặn vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép dọc biên giới Việt Nam và Lào.

Để triển khai hiệu quả các nội dung trong biên bản ghi nhớ, Bộ NN-PTNT đề nghị các cơ quan hữu quan của 2 bên cụ thể là Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ với đầu mối lâm nghiệp phía Lào xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công rõ ràng và đề ra chương trình hành động để triển khai thực hiện.

“Trên cơ sở biên bản ghi nhớ giữa 2 Bộ đã ký, đề nghị các cơ quan về lâm nghiệp tại các tỉnh giáp ranh giữa 2 nước chủ động phối hợp. Đồng thời, Bộ NN-PTNT Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của 2 bên tham gia hợp tác, triển khai các hoạt động đã ký kết theo biên bản. Tôi tin tưởng rằng, với sự phối hợp chặt chẽ, quyết tâm của cả 2 bên, các nội dung hợp tác trong biên bản sẽ được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững lĩnh vực lâm nghiệp, thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội của 2 nước Việt Nam và Lào”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị khẳng định.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.