| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam cần cách ly có mục tiêu thay vì mãi cách ly diện rộng

Thứ Hai 27/09/2021 , 15:05 (GMT+7)

Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng thay vì cách ly theo quy mô rộng, các địa phương cần thực hiện cách ly có mục tiêu.

Ông Jacques Morisset, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Đ.X.

Ông Jacques Morisset, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Đ.X.

Phát biểu tại Tọa đàm chuyên gia về kinh tế - xã hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì sáng ngày 27/9, ông Jacques Morisset, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết sau tác động mạnh mẽ từ đợt bùng phát thứ 4 của đại dịch Covid-19, Việt Nam từ nước có mức tăng trưởng thuộc nhóm các quốc gia cao của thế giới trong năm 2020 (2,9%) đã xuống nhóm có mức tăng trưởng trung bình.

Dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 của Việt Nam là 4,8%, đây là mức tăng trưởng trung bình trên thế giới. Trong khi đó, các quốc gia ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có mức tăng trưởng GDP cao nhất là 7,6%, khu vực Nam Á có mức tăng là 7,3%, các quốc gia thu nhập trung bình trên thế giới cũng có mức tăng GDP trung bình khoảng 6,8%.

Theo đó, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã chỉ ra 5 nguyên nhân của kết quả đi xuống ở Việt Nam. Đó là do tình hình y tế xấu đi; các chương trình tiêm chủng chậm ngay cả khi đã được tăng tốc trong thời gian gần đây; hạn chế di chuyển nghiêm ngặt hơn; chính sách ứng phó về kinh tế có quy mô nhỏ và thiếu cân bằng; các chương trình trợ giúp xã hội còn rụt rè, hạn chế.

Từ thực tế hiện nay, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đề xuất 4 ý kiến để thúc đẩy quá trình phục hồi và giúp Việt Nam đi vào trạng thái bình thường mới trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 tiếp diễn trong năm 2022, thậm chí đến năm 2023.

Thứ nhất là tiếp tục xác định tiêm chủng (đồng thời với xét nghiệm) có ý nghĩa quan trọng để kiểm soát đại dịch, và cũng để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.

Thứ hai là tiếp tục có những hạn chế đi lại nhưng phải thông minh hơn. Biện pháp này sẽ giúp cân bằng mối quan tâm về an toàn và kinh tế. Bởi mọi người đều có thể làm lây nhiễm Covid-19 ngay cả khi đã được tiêm chủng nên chưa thể bỏ việc hạn chế di chuyển.

Tuy nhiên, thay vì cách ly theo quy mô rộng, các địa phương cần thực hiện cách ly có mục tiêu để vừa chỉ bỏ ra chi phí phù hợp, vẫn đáp ứng yêu cầu chặn đứt các vòng lây của virus gây ra dịch bệnh Covid-19.

Liên quan đến mục tiêu này, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đề xuất, cần thực hiện giám sát chặt chẽ và chia sẻ thông tin để điều chỉnh các biện pháp hạn chế di chuyển.

Đồng thời, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đề nghị, cần đơn giản hóa/điều phối các quy trình, không thể đã bảo đảm kiểm soát được khu vực biên giới mà vẫn cần 5 tuần để xử lý các thủ tục hành chính trước khi phê duyệt cho du khách.

Thứ ba là tìm điểm cân bằng phù hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Thứ tư là tăng cường trợ giúp xã hội để ngăn chặn tình trạng kiệt quệ tài chính ở các nhóm dễ bị tổn thương và hạn chế gia tăng bất bình đẳng.

Xem thêm
Đặt, duy trì hoạt động của cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Đây là một trong những trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.