Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6/1/2019. |
Qua đó đạt được kết quả bước đầu. Ví dụ, năm 2017 nước ta nhập khẩu 126.000 tấn thuốc trừ sâu, thì đến năm 2018 giảm xuống chỉ còn 83.000 tấn và 10 tháng đầu năm 2019 chỉ còn 76.000 tấn.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường sử dụng các loại thuốc sinh học thân thiện với môi trường. Đến nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học chiếm tỷ lệ 25% trong cơ cấu các loại thuốc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Ông cũng cho biết, Bộ NN-PTNT đang tập trung để loại bỏ các hoạt chất bảo vệ thực vật độc hại, gây tác động tiêu cực mạnh đến môi trường; đẩy mạnh ứng dụng các quy trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
Đại biểu Lê Thị Lịch cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về những bất cập trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cụ thể mỗi vùng khác nhau lại có cơ chế hỗ trợ khác nhau. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, đây là điều chưa phù hợp và đang diễn ra trong thực tế.
Sau 9 năm triển khai phí dịch vụ môi trường rừng, đến nay các địa phương đã thu được 3.000 tỷ tại 44 tỉnh, thành. Đây là nguồn thu ổn định, thường xuyên cho công tác bảo vệ, duy trì, đảm bảo chi với diện tích khoảng 5 - 6 triệu ha rừng. Nhưng, bất cập ở đây là các vùng khác nhau lại được hưởng chế độ khác nhau, trong khi công việc bảo vệ rừng là như nhau.
Bên cạnh đó, hiện nguồn thu kinh phí dịch vụ môi trường rừng đến chủ yếu từ các nhà máy thủy điện, còn các nhóm sử dụng nước khác chưa thu được nhiều. Do đó, cần phải nâng mức thu phí dịch vụ môi trường rừng để có nguồn lực phục hồi rừng, đảm bảo người giữ rừng, trồng rừng, phát triển rừng có mức sống khá, ổn định bền vững.
Thủ tướng đã giao cho Bộ NN-PTNT phối hợp với các địa phương tổng kết lại quá trình thực hiện để đưa ra các nhóm giải pháp hiệu quả.