| Hotline: 0983.970.780

Vietjet & Swift247 chung tay hỗ trợ nông dân Bắc Giang

Chủ Nhật 13/06/2021 , 19:49 (GMT+7)

Với sự chung tay của Vietjet và Swift247, vải luôn giữ được chất lượng tốt nhất như vừa được hái tại vườn khi đến tay người sử dụng với thời gian vận chuyển ngắn nhất.

Chung tay hỗ trợ xuất khẩu và tiêu thụ nông sản vùng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Vietjet đã nhanh chóng triển khai các chuyến bay đưa vải thiều Bắc Giang cùng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao Việt Nam đến các thị trường quốc tế lớn như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... và nhiều quốc gia khác khắp thế giới, đảm bảo chất lượng sản phẩm tươi ngon.

Vietjet cũng kết hợp với Swift247 là công ty vận chuyển với mạng lưới giao nhận rộng khắp tại Việt Nam để mang vải thiều đến tận tay khách hàng tại thị trường TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Khách hàng có thể đặt mua những trái vải thiều Bắc Giang tươi ngon nhất tại website https://swift247.vn/app/ho-tro-nong-nghiep/. Đặc biệt, 1.000 đơn hàng đầu tiên tại TP.HCM của khách hàng sẽ được Swift247 miễn phí vận chuyển. Thời gian nhận đơn hàng từ bây giờ tới cuối tháng 7 khi mùa vải thiều kết thúc.

Sản lượng vải thiều Bắc Giang năm nay lên tới hàng chục nghìn tấn, tuy vậy, hoạt động tiêu thụ vải thiều gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Với phương thức đặt hàng hiện đại của Vietjet và Swift247, quy trình vận chuyển khép kín bằng việc vải chỉ được thu hoạch, xử lý khử khuẩn khi có đơn hàng và ngay lập tức được vận chuyển ra tàu bay, vải luôn giữ được chất lượng ở mức tốt nhất như vừa được hái tại vườn khi đến tay người sử dụng với thời gian vận chuyển ngắn nhất.

 

Phó Tổng Giám Đốc Vietjet Đỗ Xuân Quang chia sẻ: “Vải thiều chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh được Vietjet vận chuyển bằng tàu bay hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn vận chuyển thực phẩm. Cùng các đối tác danh tiếng trên toàn cầu, hàng hóa được tàu bay Vietjet vận chuyển tới khắp trong nước, thế giới với chi phí tốt, chất lượng, thuận tiện cho khách hàng”.

Vietjet luôn đồng hành cùng người dân, chính phủ vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa phát triển kinh tế, hãng đã hỗ trợ vận chuyển hàng ngàn tấn trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, nông sản cho người dân vùng ảnh hưởng dịch... Mới đây, cán bộ, nhân viên Vietjet đã cùng chung tay ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống dịch Covid-19 và lan tỏa thông điệp kêu gọi ủng hộ quỹ vì một Việt Nam khỏe mạnh, Việt Nam chiến thắng dịch bệnh Covid-19.

Về Vietjet:

Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet dẫn đầu cuộc cách mạng trong ngành hàng không Việt Nam, khu vực và thế giới. Với khả năng quản lý chi phí, khai thác, vận hành vượt trội, Vietjet mang tới cơ hội bay với chi phí tiết kiệm, linh hoạt, cung cấp đa dạng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và sở hữu chứng nhận An toàn Khai thác IOSA. Hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam được xếp hạng 7 sao - cao nhất thế giới về an toàn hàng không bởi tổ chức uy tín AirlineRatings, top 50 hãng hàng không tốt nhất toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính trong hai năm 2018, 2019 của AirFinance Journal, liên tục nhận giải hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất trao bởi các tổ chức uy tín như Skytrax, CAPA, AirlineRatings...

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm