| Hotline: 0983.970.780

Vietnam Airlines bị hành khách "ăn vạ"

Thứ Sáu 05/09/2008 , 16:19 (GMT+7)

Suốt một tháng qua, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) phải làm anh nuôi cho hai hành khách ngoại quốc.

Suốt một tháng qua, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) phải làm anh nuôi cho hai hành khách ngoại quốc. Những người này không một xu dính túi, cũng không chịu về nước.

Hai hành khách người Nigeria tham gia chuyến bay của Vietnam Airlines hồi đầu tháng 8 vừa qua. Một người sinh năm 1976, đi trên chuyến bay mang mã hiệu VN 790 từ Hong Kong đến Hà Nội. Hành khách kia đi chuyến bay của một hãng hàng không khác từ Malaysia. Sau khi dừng chân tại Nội Bài, cả hai tham gia một chuyến bay khác từ Hà Nội đi Campuchia và dự định nhập cảnh vào nước này.

Thế nhưng phía nhà chức trách Campuchia đã từ chối tiếp nhận hai hành khách vì giấy tờ không hợp lệ, lý do nhập cảnh thiếu rõ ràng. Bất đắc dĩ, Vietnam Airlines phải nhận lại hai khách này về Nội Bài, bố trí chỗ ăn nghỉ để chờ ngày tái xuất về nước sở tại. Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nhà vận chuyển cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm với những vấn đề phát sinh với hành khách.

Ông Phạm Viết Thanh, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho hay chưa thể liên lạc được với nước sở tại Nigeria để tái xuất hai hành khách này. Thành thử hãng phải làm nhiệm vụ "anh nuôi" - phục vụ cơm nước cho hai hành khách không có một xu dính túi.

"Đây là rủi ro mà Vietnam Airlines gặp phải. Chúng tôi chấp nhận chi phí ăn ở, đi lại, vé máy bay cho hành khách. Còn việc liên hệ với Nigeria để trả người về thì chúng tôi đành phải nhờ phía cơ quan chức năng đặc biệt là Bộ Ngoại Giao VN", ông Thanh nói.

Ông Thanh cho hay cách đây vài năm, Vietnam Airlines cũng đã phải nuôi dưỡng một hành khách ròng rã mấy tháng trời. Người này đã xé giấy tờ tùy thân của mình khiến cho công việc liên hệ với nước sở tại để trả người gặp khó khăn. "Chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát nhưng rồi vẫn gặp hạn", ông Thanh nói.

Trao đổi với VnExpress.net tại Hội nghị các cơ quan liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng sáng nay, Phó cục trưởng Cục Hàng không VN - Lại Xuân Thanh cho hay việc hành khách không có công ăn việc làm, hoặc gặp vấn đề về mặt tài chính "nằm ăn vạ" tại các sân bay không hiếm. Một hãng hàng không châu Âu thậm chí còn phải nuôi một hành khách tại khu cách ly gần 10 năm trời mới trả được người này về nước sở tại.

Theo ông Lại Xuân Thanh, đối phó với những hành khách như vậy không còn các nào khác doanh nghiệp vận chuyển phải kiểm tra kỹ giấy tờ tùy thân, visa hộ chiếu. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi ngờ hay vi phạm các quy định hàng không thì phải giữ lại toàn bộ giấy tờ tùy thân mới mong trả được người về địa phương. Nếu mất những giấy tờ này sẽ khiến hãng hàng không gặp khó, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ chăm nuôi cho hành khách trong thời gian dài, thậm chí là hết đời.

Về trường hợp của hai hành khách người Nigeria của Vietnam Airlines, ông Lại Xuân Thanh cho biết, Cục sẽ đề xuất với phía Bộ Ngoại giao VN hỗ trợ hãng việc liên hệ với nước sở tại để tái xuất hai người này càng sớm càng tốt.

Theo một quan chức hàng không thì hiện nay tại một số địa phương xuất hiện một số người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo đường hàng không. Họ sống lang thang vạ vật, đi ăn xin và thậm chí hành nghề mại dâm nam...

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

'Ghim' một đời, 'trọn' khoảnh khắc cùng DOJI

Cưới hỏi là trái ngọt của chặng đường tình yêu đôi lứa mà ở đó, nhẫn cưới là một tín vật thiêng liêng khiến khoảnh khắc sánh đôi trở nên trọn vẹn.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.