| Hotline: 0983.970.780

Vinamilk nhận giải thưởng doanh nghiệp lớn xuất khẩu của Châu Á 2019

Thứ Tư 04/12/2019 , 10:46 (GMT+7)

Vừa qua, tại Singapore, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp sữa của Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng Doanh nghiệp Xuất khẩu của Châu Á năm 2019 (The Asian Export Awards 2019), thuộc bảng các doanh nghiệp lớn.

Trong đó, sản phẩm sữa đặc, mặt hàng xuất khẩu truyền thống thế mạnh của Vinamilk, đã được Ban tổ chức vinh danh trong hạng mục Thực phẩm chế biến (Processed Food). Bên cạnh các điểm sáng về hoạt động kinh doanh quốc tế khác trong năm 2019, giải thưởng này đã cho thấy một bước tiến của Vinamilk trong việc đem “sữa Việt” vươn ra thế giới.
 

Nâng cao uy tín tại khu vực Châu Á

Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất khẩu của Châu Á là nơi vinh danh các doanh nghiệp dẫn đầu khu vực về xuất khẩu của khu vực (Asia's Export Leaders), đồng thời dành sự ghi nhận cho các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực xuất khẩu có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của các công ty tại khu vực Châu Á.

Ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế của Vinamilk đại diện nhận giải thưởng từ Ban tổ chức.

Một trong những điều kiện bắt buộc của giải thưởng này là hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được đề cử cần mang lại hiệu quả về kinh tế trong 24 tháng gần nhất. Các sản phẩm xuất khẩu phải có sự đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại khu vực Châu Á, hơn nữa, phải có sự cải tiến, đổi mới vượt trội về sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh thị trường. Cùng với nhiều tiêu chí khác, các điều kiện này đã giúp chọn ra được những doanh nghiệp thực sự là người dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu của Châu Á năm 2019.

Sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đang được bán trong các siêu thị tại Mỹ.

Cụ thể, Vinamilk là doanh nghiệp sữa của Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng Doanh nghiệp Xuất khẩu của Châu Á 2019 với sản phẩm sữa đặc nằm trong hạng mục Thực phẩm chế biến. Ngoài việc đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của giải thưởng thì sản phẩm sữa đặc xuất khẩu của Vinamilk đã chứng minh được sự đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của Công ty.

Đại diện Ban tổ chức Giải thưởng, ông Tim Charlton nhận xét:“Vinamilk và sản phẩm sữa đặc là một trong những đề cử nổi trội tại hạng mục Thực phẩm chế biến của Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu của Châu Á năm nay. Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao những đổi mới, cải tiến và sự linh hoạt của Vinamilk trong sản xuất và kinh doanh, để sản phẩm có lịch sử hơn 40 năm này đến nay vẫn có kết quả kinh doanh rất tốt và được nhiều quốc gia trên thế giới đón nhận”.

Sữa đặc mang thương hiệu Ông Thọ của Vinamilk đã có mặt tại Nhật Bản, một trong những thị trường “khó tính” nhất của thế giới.


Đưa “Ông Thọ” đi khắp thế giới

Không chỉ là một trong những sản phẩm truyền thống của Vinamilk, chiếm lĩnh thị trường trong nước với hơn 80% thị phần, sữa đặc còn là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Công ty. Từ khi bắt đầu được xuất khẩu vào năm 1997-1998 đến nay, sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã có mặt tại 30 quốc gia bao gồm các nước có tiêu chuẩn cao như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… với tổng sản lượng xuất khẩu đạt hơn 208.000 tấn. Đặc biệt, năm 2007 đánh dấu bước ngoặt khi sản lượng xuất khẩu sữa đặc đạt mốc trên 10.000 tấn/năm và duy trì mức sản lượng này đều đặn cho đến nay.

Cận cảnh dây chuyền đang sản xuất sản phẩm sữa đặc phục vụ xuất khẩu tại nhà máy sữa của Vinamilk.

Ông Mai Hoài Anh – Giám đốc Điều hành Kinh doanh Quốc tế Vinamilk cho biết: “Bên cạnh các điều kiện quan trọng trong kinh doanh như chất lượng, giá cả cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp thì Vinamilk còn có 2 lợi thế khác khi xuất khẩu sữa đặc. Đó là khả năng nghiên cứu, sản xuất được nhiều công thức và đa dạng hóa bao bì sản phẩm để đáp ứng thị hiếu khác nhau về cả khẩu vị lẫn nhu cầu sử dụng tại các quốc gia Vinamilk xuất khẩu.”

Sau quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Vinamilk hiện nay đang sở hữu hơn 10 công thức khác nhau và có thể cung ứng với nhiều hình thức bao bì, đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường xuất khẩu như: hộp nhỏ dùng 1 lần 40g, lon và hộp giấy 380g phổ biến cho gia đình, dạng tuýp 120g và 480g, hộp giấy lớn 1.284g hay túi 13kg dùng cho sản xuất công nghiệp.

Các nhà máy được Vinamilk đầu tư máy móc tự động hiện đại, nhập khẩu từ G7/Châu Âu…, công nghệ chế biến hiện đại, khép kín với tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.

Dù xuất khẩu đi nhiều nơi quốc gia thế giới, nhưng điều đặc biệt là Vinamilk hầu như vẫn giữ thương hiệu Ông Thọ và Ngôi sao Phương Nam (Southern Star) trên bao bì. “Vinamilk mong muốn sẽ mang thương hiệu sữa có lịch sử hơn 40 năm của Việt Nam đi khắp thế giới với đầy đủ bản sắc và giá trị. Chúng tôi tin rằng người tiêu dùng trên thế giới sẽ dần trở nên quen thuộc và yêu thích các sản phẩm sữa chất lượng đến từ Việt Nam.” – Ông Mai Hoài Anh chia sẻ.

Hiện nay, có 5 trong 13 nhà máy của Vinamilk trên cả nước đang sản xuất sản phẩm sữa đặc với tổng công suất đạt hơn 470 triệu sản phẩm các loại mỗi năm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Các nhà máy đều được đầu tư máy móc tự động hiện đại, nhập khẩu từ G7/Châu Âu… Tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế cùng công nghệ chế biến hiện đại, khép kín giúp các sản phẩm của Vinamilk đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, kể cả đối với những thị trường có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Khâu giám sát, kiểm tra chất lượng được thực hiện tại các nhà máy để đảm bảo đáp ứng theo tiêu chuẩn, yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Ông Imai Jorge, Chủ tịch Công ty TNHH IMAI, một trong những nhà phân phối sữa đặc của Vinamilk tại Nhật Bản nhận xét: “Một trong những lý do chúng tôi chọn hợp tác với Vinamilk đó chính là vì họ có dịch vụ xuất khẩu rất chuyên nghiệp. Đội ngũ của họ luôn sẵn sàng hỗ trợ đối tác, cùng hướng đến kết quả kinh doanh tốt nhất. Đặc biệt là sự năng động và linh hoạt của Vinamilk khi đưa ra các cải tiến về sản phẩm để đáp ứng thị hiếu hay những thay đổi của thị trường Nhật Bản.”

Từ năm 1997 đến nay, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm đi hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm của Công ty đã chinh phục được những thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand… và ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu. Thế mạnh về năng lực sản xuất, R&D kết hợp với sự am hiểu thị trường để đưa ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng và dịch vụ chuyên nghiệp là những yếu tố cơ bản giúp Vinamilk có những bước tiến lớn trong hoạt động kinh doanh quốc tế, góp phần đưa Vinamilk tiến gần hơn đến mục tiêu Top 30 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm