| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Tường phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ Sáu 02/10/2020 , 15:55 (GMT+7)

Từ Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, nhiều mô hình phát triển nông nghiệp đã và đang được huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) triển khai mang lại hiệu quả thiết thực.

Kinh tế khởi sắc sau dồn thửa đổi ruộng

Xã Phú Đa - huyện Vĩnh Tường là địa phương có tổng diện tích dồn thửa đổi ruộng nhiều nhất, với hơn 390ha, chiếm trên 30% tổng diện tích đã dồn đổi thành công toàn huyện. Vượt qua những khó khăn ban đầu, hiện xã đã giảm trên 4.940 thửa ruộng, bình quân mỗi hộ còn 2,62 thửa, thay vì có tới hàng chục thửa ruộng ở nhiều xứ đồng khác nhau như trước.

Sau dồn thửa đổi ruộng, nông dân đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất một cách đồng bộ. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng, đầu tư phát triển kinh tế trang trại, đưa những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng vào sản xuất để vươn lên làm giàu.

Cơ giới hóa được đưa vào sản xuất nông nghiệp sau dồ thửa đổi ruộng.

Cơ giới hóa được đưa vào sản xuất nông nghiệp sau dồ thửa đổi ruộng.

Mô hình kinh tế trang trại của gia đình anh Nguyễn Đình Là mới được xây dựng từ năm 2019 trên diện tích hơn 5.000m2 tại xứ đồng Cống Bi 1 là một minh chứng. Từ chỗ chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng, đi làm thuê lúc nông nhàn, anh Là đã mạnh dạn vay mượn, đầu tư hơn 500 triệu đồng để nuôi 9.000 con cá, chủ yếu là trắm, chép, rô phi; diện tích còn lại anh trồng hơn 100 gốc đu đủ và chăn nuôi hàng trăm con gà thịt. Ngay trong lứa cá đầu tiên, anh thu hoạch trên 5,2 tấn, lãi gần 70 triệu đồng.

Vụ cá đầu tiên, gia đình anh Nguyễn Đình Là đã thu lãi 70 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp truyền thống. Ảnh: Bích Phượng.

Vụ cá đầu tiên, gia đình anh Nguyễn Đình Là đã thu lãi 70 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp truyền thống. Ảnh: Bích Phượng.

Đến nay, huyện Vĩnh Tường đã thực hiện dồn thửa đổi ruộng trên 13 thôn của 8 xã, với tổng diện tích gần 1.300ha, trung bình mỗi hộ chỉ còn từ 1 - 2 thửa. Các địa phương đang dần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; chủ động thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết sản xuất, từ đó giúp huyện có điều kiện tốt nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, trở thành nơi cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch, có thương hiệu, giá trị cao cho thị trường trong tỉnh và các địa bàn lân cận, dần hướng tới xuất khẩu.

Cùng với dồn thửa đổi ruộng, Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều cách làm hay, sáng tạo đã giúp Vĩnh Tường gặt hái nhiều thành công trên con đường xây dựng “những miền quê đáng sống” khi đưa 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM và hướng tới xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Phong trào "Vĩnh Tường chung sức xây dựng NTM" đã tạo điểm nhấn với nguồn vốn huy động cho chương trình lên tới trên 6.825 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn mới giảm còn 1,36% vào cuối năm 2019.

Có thể nói, xây dựng NTM rồi đến dồn thửa đổi ruộng chính là những bước đệm quan trọng, giúp Vĩnh Tường gặt hái thành công trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Đặc biệt, huyện đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; từng bước ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững trên một số loại cây trồng, vật nuôi.

Nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững xuất hiện như: Mô hình cơ giới hóa đồng bộ trên cây lúa với quy mô 100ha tại cánh đồng dồn thửa đổi ruộng xã Ngũ Kiên; mô hình sản xuất lúa Dự hương theo chuỗi giá trị, quy mô 60ha tại xã Vân Xuân cho giá trị sản xuất trên 3,5 tỷ đồng; trồng khoai lang Nhật với quy mô 10ha tại các xã Phú Thịnh, Cao Đại, Vĩnh Ninh, giá trị sản xuất đạt 1,4 tỷ đồng; sản xuất bí đỏ tại xã Phú Thịnh thu lãi trên 16 triệu đồng/ha... Năm 2020, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn ước tăng 4,38% so với năm 2015; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt, trong đó, chăn nuôi chiếm trên 51,8%, trồng trọt giảm từ 45,97% xuống 40,5%.

Đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa

“Để cụ thể hóa nhiệm vụ này, ngành Nông nghiệp huyện sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Song với việc tìm ra các “nút thắt”, nhất là sự chủ động xây dựng lộ trình, chuẩn bị sẵn nguồn lực cho từng mục tiêu cụ thể sẽ là động lực để nông nghiệp Vĩnh Tường nỗ lực bứt phá, giành nhiều thắng lợi trong thời gian tới”, ông Lê Đức Anh khẳng định.

Theo ông Lê Đức Anh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, bên cạnh kết quả đạt được, huyện Vĩnh Tường cũng đã nhìn ra những tồn tại, hạn chế khiến ngành Nông nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế đang có. Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, phòng NN&PTNT đã chủ động xây dựng một số đề án liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi, các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư mới kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025.

Triển khai thực hiện tốt các đề án này sẽ khắc phục tình trạng quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, phân tán; dễ dàng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất; tạo ra những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết; hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, từng bước đưa sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.

Chuyển ra khu chăn nuôi tập trung, gia đình anh Đặng Văn Bàng, xã Vĩnh Thịnh có điều kiện phát triển thêm đàn bò sữa. Ảnh: Bích Phượng.

Chuyển ra khu chăn nuôi tập trung, gia đình anh Đặng Văn Bàng, xã Vĩnh Thịnh có điều kiện phát triển thêm đàn bò sữa. Ảnh: Bích Phượng.

Trong phát triển chăn nuôi, mặc dù đã khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng với tỷ trọng chiếm trên 51,8% tổng giá trị toàn Ngành, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho giá trị kinh tế cao và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, song với việc phát triển nóng, thiếu quy hoạch, thiếu định hướng khiến chăn nuôi đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống nhân dân.

Để phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, huyện đã xây dựng Đề án đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ xây dựng 16 khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, trong đó có 6 khu chăn nuôi bò sữa, 6 khu chăn nuôi lợn và 4 khu chăn nuôi chim cút.

Theo đó, ngoài nguồn hỗ trợ của tỉnh, các hộ chăn nuôi được UBND các xã nhất trí cho phép đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư sẽ được ngân sách huyện hỗ trợ thêm 25% tổng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đối với khu chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn và 50% tổng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đối với khu chăn nuôi chim cút nhưng không quá 1 tỷ đồng/khu để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, chuồng trại và mua thiết bị.

Đề án này được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thôn xóm, khu vực có mật độ hộ chăn nuôi và số lượng đàn vật nuôi lớn; bảo đảm được cả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, gắn với bảo vệ môi trường.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Vĩnh Tường còn tự phát, không theo quy hoạch; diện tích chuyển đổi nhỏ lẻ, phân tán, không tập trung thành vùng lớn; loại cây trồng được chuyển đổi không nghiên cứu kỹ theo nhu cầu thị trường; liên kết của nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp chưa nhiều, chưa vững chắc…, Vĩnh Tường đã xây dựng Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nhằm tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên đất lúa, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả, rau, củ, quả và nuôi trồng thủy sản với khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao.

Mục tiêu trong 5 năm tới, toàn huyện sẽ chuyển trên 2.509ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. 

Tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đã chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm Vĩnh Tường cần thực hiện trong nhiệm kỳ mới, trong đó: Đưa sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Tường trở thành sản xuất hàng hóa, là nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch, có thương hiệu, có giá trị cao cho thị trường Hà Nội, Vĩnh Yên, Việt Trì, cho các khu công nghiệp và xuất khẩu; là huyện tiên phong thực hiện Đề án Xây dựng NTM theo tiêu chí nâng cao tiêu biểu của cả nước; gắn với quy hoạch, xây dựng đô thị trong nông thôn đạt tiêu chí đô thị loại V giai đoạn 2021-2025.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm