| Hotline: 0983.970.780

Vụ 18 trẻ em tím tái sau khi tiêm kháng sinh: Kiểm tra chuyên môn

Thứ Năm 28/04/2011 , 10:14 (GMT+7)

Sự việc gây xôn xao dư luận, song vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. PV NNVN đã đề nghị Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên tiến hành kiểm tra chuyên môn...

Vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 21/4/2011, sau khi được tiêm thuốc điều trị khoảng 30 phút, 18 trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 4 tuổi hầu hết đang điều trị bệnh viêm phổi tại Khoa nhi, BVĐK huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đột nhiên lên cơn sốt, một số trẻ bị tím tái...

Sự việc gây xôn xao dư luận, song vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. PV NNVN đã đề nghị Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên tiến hành kiểm tra chuyên môn nhằm xác định nguyên nhân của tình trạng trên.

Trẻ tím tái sau khi tiêm kháng sinh

Ông Đào Văn Soạn, Giám đốc BVĐK Đại Từ cho biết, khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã huy động y bác sỹ kịp thời cấp cứu tại chỗ. Trong số các trẻ mắc triệu chứng trên, có 1 trường hợp nổi ban, 2 trường hợp tím tái, còn chủ yếu là lên cơn sốt. Khi trẻ bị suy hô hấp phải cho thở oxy. Sau khoảng 2 tiếng cấp cứu, tình trạng tím tái ở trẻ giảm, sức khoẻ của trẻ dần ổn định. Đến sáng 25/4, phần lớn số trẻ có triệu chứng bất thường hôm 21/4 đã khỏi bệnh và ra viện. Hiện nay, tại Khoa Nhi của bệnh viện có 2 trường hợp trẻ mắc triệu chứng hôm 21/4 còn ở lại.

Chị Vũ Thị Thoa là mẹ của cháu Ngô Thị Lan Anh (trẻ 16 tháng tuổi, xã Lục Ba, huyện Đại Từ) cho biết, cháu Lan Anh nhập viện hôm thứ 3 với chẩn đoán viêm phổi. Đến chiều thứ 5 (21/4), sau khi được tiêm thuốc chừng hơn 20 phút thì nguời cháu lạnh, chân tay tím tái, trẻ lên cơn sốt. Tương tự, chị Nguyễn Thị Thuận là mẹ cháu Nguyên Thu Hiền (xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ) xác nhận, khi đó các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng song được các y bác sỹ trấn tĩnh và cấp cứu cho trẻ kịp thời, sau gần 2 tiếng thì hầu hết các trẻ trở về trạng thái bình thường.

Bà Hồ Thị Hường, Trưởng Khoa nhi, BVĐK Đại Từ cho biết, kháng sinh được tiêm cho trẻ trước khi xảy ra tình trạng trên gồm 5 loại Cefotaxim, Ampixilin, Sunltaxin, Genntamicin, Ceftazidin. Số kháng sinh trên đều được sử dụng trước đó vài ngày, được thử phản ứng trước khi tiêm. Mặt khác, sau tình trạng trên, giám đốc bệnh viện đã tiếp tục chỉ đạo, vẫn sử dụng số kháng sinh này để điều trị bệnh cho trẻ nhưng tình trạng trên không tái diễn, và không xảy ra hiện tượng phản ứng thuốc (choáng váng, nổi mề đay, xung huyết, tụt huyết áp, co thắt đường hô hấp...). Vì vậy, bà Hường khẳng định, chắc chắn quá trình điều trị không thể xảy ra sai sót nào, không có việc nhầm thuốc hoặc dị ứng thuốc.

Cả bà Hường và ông Soạn đều cho rằng, có thể do yếu tố thời tiết. Vì vào chiều 21/4, thời tiết biến động mạnh, đang nắng thì nổi gió và chuyển rét. Vì vậy “BVĐK Đại Từ rất mong muốn cơ quan chức năng có kết luận rõ ràng về nguyên nhân của sự việc để ổn định dư luận cũng như tránh điều tiếng không hay” - ông Soạn nói.

Không phải do phản ứng thuốc

Hôm qua 27/4 đoàn kiểm tra chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra và đi đến thống nhất: Diễn biến của các bệnh nhi ngày 21/4/2011 không phải do hiện tượng phản ứng (dị ứng) thuốc. Qua kiểm tra hồ sơ bệnh án cho thấy, tất cả các thuốc kháng sinh trên sau khi xảy ra diễn biến vẫn được tiếp tục sử dụng, song không xảy ra hiện tượng khác thường.

Ông Nguyễn Văn Tốn, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Thái Nguyên cho rằng, với chức năng kiểm tra chuyên môn thì chỉ có thể thống nhất là không phải do phản ứng thuốc. Còn để kết luận tới cùng nguyên nhân của tình trạng trên là rất khó.

Bơm kim tiêm cho trẻ là loại bơm tiêm nhựa dùng 1 lần được mua tại Công ty Dược phẩm Phương Đông (Thái Nguyên) nhập từ ngày 30/12/2010, hiện tại bệnh viện đang sử dụng trong tất cả các khoa và không có tai biến gì. Về kỹ thuật tiêm, so sánh với thực tế các y tá của bệnh viện đang thực hiện thì các loại thuốc trên đều được chỉ định và được tiêm đường tĩnh mạch, được pha chế theo đúng hướng dẫn, tiêm đúng quy trình kỹ thuật.

Điều làm nhiều người nghi ngại là việc kiểm tra vỏ thuốc tiêm liệu có đúng là loại vỏ thuốc đã được sử dụng trong ngày 21/4? Về việc này, hộ lý Khoa Nhi, bà Lê Thị Phương đã xác nhận như sau: Sáng ngày 22/4, bà Phương đã ra hố chôn vỏ lọ thuốc để tìm và đã lôi lên được đúng bịch chứa những vỏ lọ thuốc tiêm cho trẻ dùng vào chiều 21/4. Bà Hoàng Thị Nghĩa, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế Thái Nguyên cho biết, qua kiểm tra thì số lô của vỏ lọ thuốc, của phiếu thử phản ứng ngày 21/4 đều trùng khớp với số lô của phiếu xuất kho tại kho dược.

Đương nhiên, bà Nghĩa khẳng định, vỏ lọ thuốc do bệnh viện cung cấp để kiểm tra chuyên môn chính xác là loại thuốc đã được dùng cho trẻ trong buổi chiều ngày 21/4. Cũng rất may là bệnh viện còn chưa mang đi tiêu huỷ số vỏ lọ thuốc nói trên. Từ thực đó, đoàn kiểm tra chuyên môn chỉ thống nhất là diễn biến của các bệnh nhi không phải do phản ứng thuốc.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm