| Hotline: 0983.970.780

Vụ tàn sát rừng ở Krông Pa: Ai chịu trách nhiệm?

Thứ Bảy 24/08/2019 , 09:19 (GMT+7)

UBND tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu huyện Krông Pa và các lực lượng chức năng ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác gỗ trái phép và xử lý các trường hợp vi phạm.

Rừng bị khai thác trước sự bất lực của cơ quan chức năng.

Ngay sau khi Báo NNVN phán ánh về việc rừng Krông Pa bị tàn sát, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa phối hợp với BQL rừng phòng hộ Nam Sông Ba và UBND xã Ia Rmok tiến hành kiểm tra tại lô 2, khoảng 7, tiểu khu 1410 và các khu vực xung quanh.

Kết quả lực lượng phát hiện có 33 cây gỗ bị chặt hạ, chủng loại Trai lý, SP5 (gỗ nhóm 2); khối lượng 5,6 m3. Qua kiểm tra các vết chặt hạ còn mới, thời gian khai thác trong khoảng tháng 8/2019. Nhiều cây chặt hạ còn nguyên gốc, các đối tượng lâm tặc đã xẻ lấy gỗ đưa đi.  

Trước đó, khi nghe thông tin lâm tặc mở “công trường” khai thác gỗ trên địa bàn, ngày 20/8, lực lượng kiểm lâm đã “mật phục” và phát hiện một xe ô tô loại 12 chỗ (BKS: 78B-0900) chở nhiều gỗ chạy từ xã Ia Rmok đi tỉnh Phú Yên.

Bị phát hiện, lâm tặc đã chống trả quyết liệt, nhiều lần tông vào xe của lực lượng kiểm lâm nhằm trốn thoát. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy không thể chạy thoát, lâm tặc đã bỏ xe rồi chạy trốn.

Theo Hạt Kiểm lâm, lâm tặc từ Phú Yên lên đây khai thác, trên xe chở hơn 2,6m3 gỗ trái phép. Sau đó một ngày, lực lượng kiểm lâm tiếp tục “mật phục” tại khu vực xã Ia Rmok và bắt giữ 8 xe máy hơn 2,4m3 gỗ trái phép.

Chiếc xe chở gỗ lậu bị Hạt Kiểm lâm bắt giữ.

Ông Thái Thượng Hải, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa cho biết, ngay khi báo chí phản ánh, lực lượng đã đi kiểm tra thực tế tại hiện trường và phát hiện 23 cây gỗ bị đốn hạ. Tuy nhiên, nhận thấy về mặt thông tin vẫn chưa chính xác như phản ánh nên đích thân lãnh đạo Hạt Kiểm lâm đã đi kiểm tra và phát hiện thêm 10 cây gỗ mới bị đốn hạ.

Theo ông Hải, Hạt Kiểm lâm đã đề nghị UBND xã Ia Rmok bố trí lực lượng trông coi, xác minh đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.

Mặc dù tình trạng khai thác gỗ trái phép trên địa bàn diễn ra rất nhiều nhưng trạm Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Dreh, thuộc thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba lại không phát hiện. Thậm chí, từ đầu năm đến nay, trạm này chưa phát hiện và xử lý được trường hợp nào khai thác gỗ trái phép.

Thừa nhận vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dương, Phó ban BQL rừng phòng hộ Nam Sông Ba cho biết, BQL đã điều động ông Nay Rên, Trưởng Trạm QLBVR Dreh về làm việc và cử một người khác đến quản lý tại trạm.

“Trước mắt chúng tôi sẽ cho 3 cán bộ trực trạm viết bản tường trình, sau đó báo cáo lên lãnh đạo và thực hiện kỉ luật theo quy định”, ông Dương thông tin.

Cũng liên quan đến việc tàn sát rừng ở Krông Pa, UBND tỉnh Gia Lai ký văn bản số 2787 chỉ đạo UBND huyện và cơ quan chức năng ngăn chặn tình trạng khai thác rừng như đã phản ánh. Đồng thời, các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thực tế, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện và báo cáo trước ngày 30/8.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm