| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai:

Vừa khắc phục vi phạm môi trường, lại vỡ bể xử lý nước thải

Thứ Năm 07/01/2021 , 19:36 (GMT+7)

Cơ sở chế biến sắn tươi công suất 1.000 tấn sắn/năm vừa được cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì xảy ra vỡ bể xử lý nước thải.

Hợp khối xử lý nước thải bị vỡ nhưng cơ sở chế biến sắn tươi vẫn hoạt động... như không có chuyện gì xảy ra. Ảnh: H.Đ

Hợp khối xử lý nước thải bị vỡ nhưng cơ sở chế biến sắn tươi vẫn hoạt động... như không có chuyện gì xảy ra. Ảnh: H.Đ

Đến mùa, cơ sở chế biến sắn lại bốc mùi hôi thối

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho hộ kinh doanh Bùi Thị Thảo tại thôn 1 Vài Siêu (xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) ngày 26/11/2020.

Theo đó, cơ sở chế biến sắn tươi này có công suất 1.000 tấn sắn tươi/năm (mỗi năm hoạt động 4 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau) hoạt động trên diện tích gần 11.000m2, với các khu sơ chế rửa, bóc vỏ sắn; khu tập kết sắn tươi; khu chế biến tinh bột; khu đặt máy ép bã và lưu bã sắn...

Tuy nhiên, cơ sở này lại là nỗi ám ảnh của người dân thôn 1 Vài Siêu khi mùa sắn đến.

Ông Bàn Văn Chính - người dân sống ở đây cho biết, cứ đến mùa cơ sở chế biến sắn thải ra mùi hôi thối nồng nặc rất kinh khủng. Ở ngoài đường cách cơ sở chế biến hàng trăm mét cũng thấy khó thở vì mùi này. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại nhất là các hồ chứa thải của cơ sở nằm giữa đường đi lại người dân mà không có rào chắn bảo vệ, rất nguy hiểm. Trượt chân vào hồ chứa đặc quánh thì....

Chỉ cần đứng hít thở không khí tại cơ sở chế biến sắn tươi tại thôn 1 Vài Siêu ít phút, cơ thể cũng cảm thấy khó chịu, thậm chí váng đầu nếu không đeo khẩu trang. Chưa kể, mùi hôi thối này ám vào quần áo rất nhanh.

Ông Hoàng Ngọc Niên - Trưởng thôn 1 Vài Siêu chia sẻ vấn đề liên quan môi trường và việc phát triển kinh tế của người dân địa phương nhưng việc đến mùa cơ sở chế biến sắn tươi lại bốc mùi hôi thối, nhưng không khỏi bức xúc.

"Tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, chúng tôi ủng hộ nhưng không thể để mùi hôi thối ảnh hưởng mãi đến nhân dân được", ông Niên nói.

Được biết, cơ sở chế biến sắn đã hoạt động khoảng 4 năm nay, tuy nhiên, từ ngày cơ sở nâng công suất từ 600 lên 1.000 tấn sắn/năm thì việc kiểm tra, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, cũng như xử phạt liên quan môi trường thì do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai quyết định, không thuộc phạm vi xử lý của huyện Bảo Yên.

Người dân thôn 1 Vài Siêu lo lắng ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất. Ảnh: H.Đ

Người dân thôn 1 Vài Siêu lo lắng ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất. Ảnh: H.Đ

Hệ thống xử lý thải... để làm cảnh

Tháng 1/2019, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện cơ sở của bà Thảo có hành vi xả nước thải nguy hại vào môi trường, vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ít nhất 5 lần, với lưu lượng 15,84m3/ngày.

Do vậy, cơ sở này bị phạt số tiền 50 triệu đồng về hành vi trên và phải trả chi phí phân tích mẫu nước thải cho Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai 8,5 triệu đồng.

Ngoài nộp phạt bằng tiền, cơ sở của bà Thảo phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 20m3/ngày. Đáng chú ý là hợp khối bể xử lý thải gồm: Bể thu gom (2m3), bể phản ứng (2m3), bể lắng hoá lý (8m3) để xử lý hoá chất và khấy sục khí đã được cơ sở này xây dựng xong.

Trước khi vận hành trở lại, ngày 10/11/2020, hộ kinh doanh Bùi Thị Thảo có văn bản gửi UBND huyện Bảo Yên về việc đã khắc phục vi phạm trong hoạt động sản xuất chế biến sắn tươi.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại cơ sở này, hợp khối xử lý thải hoành tráng nêu trên chỉ là những bể xây bằng gạch chỉ, dày 10cm, thành bên ngoài không được trát vữa. Hợp khối này đã bị vỡ, do không chịu nổi áp lực của việc bơm nước từ hầm biogas chứa nước thải từ hoạt động sản xuất. Nước thải vàng khè lẫn bùn đất chảy ra xung quanh, bốc mùi hôi thối.

Trong khi đó, hoạt động chế biến sắn tại cơ sở vẫn diễn ra bình thường, không vấp phải sự kiểm tra, giám sát nào.

Người quản lý, vận hành cơ sở này cũng thừa nhận, không thể xử lý được triệt để hoàn toàn nước thải đảm bảo đúng quy định, trước khi cho chảy ra môi trường.

Thậm chí, cơ sở này còn đang cho bồi đắp kè của một hồ chứa thải khác vì lo có nguy cơ vỡ hồ chứa. Có thể thấy rằng, việc xây bể xử lý chất thải bảo vệ môi trường của cơ sở này chỉ nhằm che mắt cơ quan chức năng, để cơ sở sớm hoạt động trở lại vào đúng vụ sắn năm nay.

Mặt khác, từ ghi nhận thực tế, mùi hôi thối của cơ sở sản xuất tinh bột sắn này đã phát tán nồng nặc bên ngoài môi trường thì liệu rằng chủ cơ sở sản xuất có sử dụng men vi sinh Microbe-Lift Biogas như đúng quy trình xử lý sơ bộ nước thải đã cam kết hay không?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm