| Hotline: 0983.970.780

Vùng biên phát triển mạnh nuôi dê hướng thịt

Thứ Tư 19/04/2023 , 14:36 (GMT+7)

Dê là vật dễ nuôi, ít bệnh và mau lớn nhờ tận dụng các loại cây, rau, cỏ xung quanh nhà để làm thức ăn cho dê nên chi phí khâu thức ăn rất nhẹ.

Empty

Mô hình nuôi dê hướng thịt đang phát triển mạnh ở huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, nghề nuôi dê thịt và dê sinh sản đang phát triển mạnh ở các tỉnh thành ĐBSCL, đặc biệt tại vùng biên giới huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), mô hình đang phát triển mạnh và được nhân rộng nhằm giúp người dân khấm khá.

Ông Nguyễn Trí Tuệ, Trưởng phòng Kỹ thuật và Chuyển giao công nghệ - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp (Sở NN-PTNT) cho biết: Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi dê hướng thịt (giống dê lai Bách Thảo với Boer) tại một số tỉnh vùng ĐBSCL thuộc Chương trình Khuyến nông quốc gia (Bộ NN-PTNT) triển khai tại 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long. Khi người dân tham gia mô hình ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật, còn được hỗ trợ 50% tiền con giống, thức ăn hỗn hợp, vacxin, đá liếm.

Theo đó, năm 2021, mô hình chuyển giao thành công 400 con dê giống nuôi thịt thương phẩm cho 10 hộ tham gia nuôi trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Năm 2022, mô hình được triển khai tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp với tổng quy mô thực hiện là 444 con, trong đó tỉnh Đồng Tháp 244 con dê sinh sản, tỉnh An Giang 200 con dê thương phẩm, với 30 hộ tham gia nuôi.

Kế hoạch trong năm 2023, mô hình nuôi dê hướng thịt sẽ được hỗ trợ tiếp cho Đồng Tháp và Vĩnh Long 700 con dê giống nuôi thịt thương phẩm, trong đó Đồng Tháp phân bố 400 con, Vĩnh Long 300.

Empty

Dê là vật dễ nuôi, ít bệnh và mau lớn nhờ tận dụng các loại cây, rau, cỏ, lá cây xanh xung quanh nhà có sẵn…để làm thức ăn cho dê, nên chi phí ở khâu thức ăn rất nhẹ hơn so với các vật nuôi khác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Phan Thị Bích Tuyền, ở ấp Gò Bói, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, là một trong những hộ dân được nhận dê từ dự án và cộng thêm nhà có điều kiện mua thêm dê giống về thả nuôi nên đến nay số đàn dê của gia đình đã tăng lên gần 100 con.

Theo bà Tuyền, dê là vật dễ nuôi, ít bệnh và mau lớn nhờ tận dụng các loại cây, rau, cỏ, lá cây xanh xung quanh nhà có sẵn…để làm thức ăn cho dê, nên chi phí ở khâu thức ăn rất nhẹ hơn so với các vật nuôi khác.

Hơn nữa, trong quá trình nuôi được cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn cách chăm sóc dê, cách xây chuồng trại và phối trộn thức ăn như thế nào để dê mau lớn, ít bệnh. Nhờ đó, sau nhiều lứa dê, bà Tuyền nhận thấy mô hình nuôi dê hướng thịt có lợi nhuận cao hơn các mô hình khác từ 20-30%.

Bà Tuyền cho biết, qua gần 3 năm nuôi dê trong chuồng trại, bà Tuyền đánh giá mô hình đã giúp gia đình chị có thu nhập ổn định từ đàn dê thịt. Cứ sau 3-4 tháng, bà xuất bán một lứa, trung bình mỗi con từ 30-40kg, bán giá bình quân dao động từ 115.000 - 125.000đồng. Nếu trừ hết các khoản chi phí, mỗi con dê, gia đình bà Tuyền còn lời từ 600.000 - 700.000 đồng.

Huyện Tân Hồng là huyện biên giới đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp, kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp, đáng chú ý là mô hình chăn nuôi dê hướng thịt từ Chương trình Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ cho huyện Tân Hồng từ năm 2021 đến nay, số lượng dê thịt thương phẩm đã tăng lên hàng trăm con, hỗ trợ cho 10 hộ dân trên địa bàn 6 xã của huyện Tân Hồng.  

Empty

Hiện dê thịt bán giá bình quân dao động từ 115.000 - 125.000 đồng, nếu trừ hết các khoản chi phí, mỗi con dê, người nuôi dê còn lời từ 600.000 - 700.000 đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Văn Nhã, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng, cho biết: Mô hình chăn nuôi dê thương phẩm là hướng đi mới cho bà con chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện vùng biên giới và cũng phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Do đó, trong thời gian tới, địa phương sẽ đề xuất Trung ương và tỉnh tiếp tục hỗ trợ con giống hoặc nguồn kinh phí để địa phương lồng ghép vào các nguồn vốn ngân sách huyện và vốn đối ứng của người dân để tiếp tục thực hiện duy trì phát triển mô hình.

Theo ông Nhã, đối với các hộ nuôi dê đã được hỗ trợ, huyện sẽ đề nghị với các Ngân hàng NN-PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội có chính sách vay vốn ưu đãi về lãi suất để mở rộng quy mô chuồng trại, tăng đàn. Từ đó, nhằm tạo mô hình sinh kế mới cho địa phương và từng bước giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo bền vững và tiến đến về đích hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm