| Hotline: 0983.970.780

Vùng chè nổi tiếng vươn mình từ ngày công cuối tuần

Thứ Năm 09/12/2021 , 08:42 (GMT+7)

Từ một xã được đánh giá là đặc biệt khó khăn, Bản Bo nay vươn lên trở thành điểm sáng của ngành nông nghiệp huyện Tam Đường, Lai Châu nhờ giống chè kim tuyên.

Bí thư xã Bản Bo, ông Nguyễn Xuân Hoàn và cán bộ phòng NN-PTNT huyện Tam Đường thăm đồi chè kim tuyên. Ảnh: Bảo Thắng.

Bí thư xã Bản Bo, ông Nguyễn Xuân Hoàn và cán bộ phòng NN-PTNT huyện Tam Đường thăm đồi chè kim tuyên. Ảnh: Bảo Thắng.

Những đồi chè cao ngút tầm mắt, lên tới tận đỉnh đồi cao cả trăm mét, hàng nối hàng, cây nối cây. Đó là điều đập vào mắt, là ấn tượng mà bất cứ ai đến thăm xã Bản Bo, huyện Tam Đường, Lai Châu cũng sẽ cảm nhận được.

"Ban đầu vận động bà con rất khó khăn, bởi chè là cây công nghiệp dài ngày, không mang lại lương thực, thực phẩm ngay. Chúng tôi phải đến từng nhà, phát động cán bộ, viên chức dành ngày công vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần để làm tư tưởng, giúp bà con làm đất, trồng chè", ông Nguyễn Xuân Hoàn, Bí thư Đảng ủy xã, nhớ lại.

Thời gian trước năm 2008, xã Bản Bo từng được xếp vào diện đặc biệt khó khăn của huyện Tam Đường. Ông Hoàn cho biết, đời sống bà con nhân dân khi ấy gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo lên tới hơn 70%. 

Bước ngoặt đến với Bản Bo vào năm 2008, khi xã được tỉnh Lai Châu, huyện Tam Đường hỗ trợ trồng thử nghiệm 3 giống chè mới. Sau một năm, chè kim tuyên được xác định là giống chủ lực trên con đường tái cơ cấu cây trồng trên đất dốc. Từ 8 ha chè ban đầu, xã chuyển mạnh sang phát triển trồng chè chất lượng cao, gắn với chế biến, sản xuất. Đến nay, toàn xã Bản Bo có tới gần 1.000 ha trồng chè.

Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, xã Bản Bo kiên trì vận động người dân. Đến khoảng năm 2010, chè phủ bóng gần như trên toàn xã, đến cả hai bản cuối cùng của người Mông trên vùng núi cao.

Trong các buổi họp dân, lãnh đạo kiên nhẫn lắng nghe, nắm bắt nguyện vọng của bà con và lựa chọn những hộ có điều kiện về kinh tế, nhân lực, diện tích đất ven đường dễ đầu tư chăm sóc ban đầu. Địa điểm triển khai những ngày đầu nằm ở bản Nà Ly và Hưng Phong.

Không phụ lòng người, sau 3 năm thí điểm, qua đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh, huyện, Viện Cây ôn đới phía Bắc, giống chè kim tuyên khẳng định phù hợp đất đai, khí hậu và đạt chất lượng cao tại Bản Bo. So với giống chè shan có đầu ra không ổn định trước đó, bà con nay đã có điều kiện sắm sửa nhiều trang thiết bị mới cho cuộc sống, nhà cửa cũng khang trang hơn.

Cây chè cứ thể mọc lên, phủ xanh khắp Bản Bo. Dù không có máy móc, cán bộ xã, các lực lượng chức năng và người dân phát cây, ban tầng gần như bằng thủ công. Ông Hoàn nằm trong số những người trực tiếp tham gia chỉ đạo hồi cách đây 10 năm, với phương châm cùng ăn, cùng làm với người dân.

Với đồi chè khoảng 1.000 ha, xã Bản Bo chiếm gần một nửa tổng diện tích trồng chè của huyện Tam Đường. Ảnh: Bảo Thắng.

Với đồi chè khoảng 1.000 ha, xã Bản Bo chiếm gần một nửa tổng diện tích trồng chè của huyện Tam Đường. Ảnh: Bảo Thắng.

Với sự tạo điều kiện tốt nhất của xã, cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, nhân dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương, định hướng phát triển kinh tế từ cây chè của cấp ủy, chính quyền, đồng thời tích cực đăng ký tham gia mở rộng diện tích.

Từ năm 2014 đến nay, trồng chè đã trở thành phong trào sôi nổi của xã Bản Bo. Nhiều chỉ tiêu được tỉnh, huyện giao hàng năm đều được xã hoàn thành và vượt.

Tính đến nay, hàng trăm hecta nương đồi kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng chè theo Đề án của tỉnh. Mỗi năm, xã trồng mới hàng chục hecta. Song song với mở rộng diện tích, Bản Bo còn tích cực thực hiện đúng quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP. Người dân được hướng dẫn không phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thu hái theo quy trình kỹ thuật.

Theo thống kê của xã Bản Bo, vào năm 2018, sản lượng chè trên địa bàn cao gấp 2 lần trồng lúa lúa, ngô. Từ cây chè, nhân dân có việc làm, hạn chế tình trạng phá rừng, đốt nương. Nhiều bản như Hưng Phong, Cốc Phung, Nậm Tàng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1-2%. Một số hộ tiêu biểu trên địa bàn đạt doanh thu vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ cây chè mỗi năm.

"Có trực tiếp gắn bó với nông nghiệp mới hiểu, vấn đề quy hoạch vùng, trồng cây gì, nuôi con gì rất quan trọng. Làm nông nghiệp phải tính đến cung - cầu, nên xã Bản Bo xác định tập trung phát triển cây thế mạnh", Bí thư Nguyễn Xuân Hoàn bày tỏ.

Trong mục tiêu phát triển nông nghiệp năm 2022 của Tam Đường, huyện thí điểm dự án phát triển cây mắc ca xen chè, trong đó trồng xen tại Bản Bo là hơn 50 ha.

Trên cơ sở quy hoạch các cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như chè, mắc ca... huyện Tam Đường kết hợp xây dựng nông thôn mới tại các xã, thị trấn. Đồng thời huyện phối hợp rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất; tập trung mở rộng vùng sản xuất lúa, ngô; chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích cây chuối, cây chanh leo, cây ăn quả ôn đới, cây cam, cây sơn tra.

Ông Nguyễn Hồng Quân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Đường cho biết, huyện đã lên kế hoạch và sẽ tổ chức trồng chè mới theo kế hoạch. Những chân ruộng cao, không đủ nước tưới, huyện đang nghiên cứu chuyển sang trồng các loại cây khác như ngô, rau màu để đảm bảo thu nhập, đời sống cho người dân.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm