| Hotline: 0983.970.780

Vườn cà chua sạch, sai trái của nông dân Đà Lạt

Thứ Hai 06/01/2020 , 14:51 (GMT+7)

Mỗi ngày, chủ vườn thu hoạch 400kg cà chua để cung cấp cho doanh nghiệp, thu về gần 10 triệu đồng.

Trong diện tích 4ha, gia đình anh Cao Bá Quát (phường 9, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) dành gần 1ha để trồng cà chua beef và cà chua cherry.

Anh Cao Bá Quát cho biết, cà chua được anh trồng trong các giá thể và thực hiện quy trình sản xuất VietGAP. Nhờ được chăm sóc khoa học nên cây cho năng suất cao.

Theo nông dân 37 tuổi, cà chua được trồng trong nhà kính công nghệ cao và kiểm soát tốt về chế độ chăm sóc nên khoảng 3 tháng sau xuống giống là cho thu hoạch. 

"Ngoài việc đầu tư nhà kính, tôi cũng đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm hiện đại. Chi phí đầu tư cho hệ thống này khoảng 25 triệu đồng/ha", nông dân Cao Bá Quát chia sẻ. 

Ở điều kiện chăm sóc tốt, mỗi cây cà chua có thể cho thu hoạch liên tục từ 9-12 tháng. Để đảm bảo nguồn nông sản cung cấp cho khách hàng, gia đình anh Cao Bá Quát chia diện tích 1ha ra nhiều luống để trồng gối.

Hiện nay, mỗi ngày gia đình nông dân 37 tuổi thu hoạch gần 400kg cà chua beef, cà chua cherry. Với giá bán 18.000 đồng/kg cà chua beef, 30.000 đồng/kg cà chua cherry, mỗi ngày, gia đình anh thu về gần 10 triệu đồng. 

Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên cà chua của gia đình anh Cao Bá Quát được một doanh nghiệp bao tiêu.  

Hiện nay, để đảm bảo sự tin cậy cho khách hàng, chủ vườn kết hợp với một doanh nghiệp tiêu thụ nông sản xây dựng thương hiệu sản phẩm và đăng ký tem truy xuất nguồn gốc. 

"Để cà chua đạt năng suất cao, vấn đề phòng bệnh ngay từ lúc cây giống rất quan trọng. Tôi thường liệt kê những loại sâu, bệnh hay xảy ra với cà chua và chủ động phòng ngừa nên cây phát triển tốt", anh Quát chia sẻ kinh nghiệm.

Gần đây, khu vườn cà chua của gia đình anh Cao Bá Quát được nhiều nông dân, cán bộ nông nghiệp đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Nơi đây cũng tiếp nhận một số sinh viên các trường nông lâm vào làm việc, nâng cao kinh nghiệm. 

 

Xem thêm
4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Phát hiện nấm gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông. Mưa lốc làm thiệt hại gần 90 ngôi nhà ở Mù Cang Chải. Mùa du lịch trên quê hương ‘đệ nhất danh trà’.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách di chuyển bằng đường hàng không dịp 30/4 - 1/5

Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, sản lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng nhẹ so với ngày thường nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm